Sở hữu nhà có còn là con đường tới Giấc mơ Mỹ?
Hơn 20 năm qua, cụm từ hay được nhắc đi nhắc lại ở Washington “hãy thêm, chứ đừng bớt đi” vẫn thường được sử dụng khi người ta nói về Fannie Mae, Freddie Mac và việc mở rộng số người sở hữu nhà ở.Nhưng vì cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua và sự sống dở chết dở của Fannie và Freddie, các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng đang phải cân nhắc lại vai trò của chính phủ trong lĩnh vực này - còn nhiều người dân Mỹ thì đang bắt đầu đặt câu hỏi, liệu sở hữu một ngôi nhà có phải là con đường duy nhất đi tới Giấc mơ Mỹ hay không.
Fannie và Freddie vận hành bằng cách mua lại, “xáo xào”, phân loại và sau đó gắn một “tem” bảo đảm của chính phủ lên các khoản thế chấp; sau đó đem bán chúng cho các nhà đầu tư. Cách làm này làm cho cho các ngân hàng hết sức hoan hỉ vì nó giữ dòng vốn liên tục được lưu thông và khiến khách hàng hài lòng vì chỉ phải chịu khoản thế chấp thấp và cố định.
NPR đã có bài phỏng vấn với Raj Date, giám đốc điều hành nhóm chuyên gia chính sách tài chính có tên Cambridge Winter Center, về vấn đề này. Date nói, ít nhất, đó chính là cách câu chuyện dần được lật mở ra. Nhưng hai gã khổng lồ tài chính thế chấp này đã “phạm phải những sai lầm đầy bất ngờ”.
Thảm họa được báo trước
“Khi những người dân bình thường trên khắp nước này nhận ra rằng giá nhà đất dường như cứ ngày càng tăng vọt, thì thay vì trở nên thận trọng hơn với việc cho vay thế chấp các tài sản giá trị cao này một cách nực cười này, Fannie và Freddie lại cứ tiếp tục cấp thêm vốn vay loại đó và thực tế còn là những khoản vốn táo bạo hơn trong giai đoạn những năm 2005, 2006, 2007", Date nói. “Và tất cả điều đó đã tựu lại bóp nghẹt họ”.
Thay vì có một nền tín dụng được định giá một cách hợp lý, nước Mỹ lại “thổi” được một bong bóng giá trị nhà đất lên tới lên 6 – 7 nghìn tỷ USD. Rồi tất cả các ngân hàng của Phố Wall và của nước Mỹ đều cùng phạm phải sai lầm tương tự, Date nói.
Các nhà hoạch định chính sách hiện tại đang ở ngã ba đường. Cách đây một tuần, họ cùng rất nhiều nhà đầu ngành vừa có cuộc “hội ý” với Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner để tìm ra biện pháp mới nhằm đạt được tiến triển trong vấn đề nhà đất.
Fannie và Freddie trước đó không ngại tăng mức độ liều lĩnh trong công việc bảo hiểm tín dụng của mình. Nhưng, ông nói thêm, “thực tế là theo thời gian, Fannie và Freddie nhìn chung đại diện cho một dạng trợ cấp kinh tế từ chính phủ chủ yếu phục vụ cho các chủ sở hữu nhà thuộc tầng lớp trung lưu hoặc trên trung lưu”.
Giấc mơ thịnh vượng của không ít người Mỹ đã vỡ tan theo cú sụt giá nhà đất trong cuộc khủng hoảng 2008. (Ảnh: uci.edu)
“Nếu bạn nghĩ rằng mùa thu năm 2008 là thảm họa, thì hãy tin tôi, bạn vẫn chưa thấy điều gì cả nếu bạn thử “quay lưng” lại với Fannie và Freddie hôm nay. Điều đó của nghĩa là, các nhà hoạch định chính sách đang loay hoay tìm câu trả lời dài hạn thích đáng và rộng hơn cho vấn đề tài chính nhà đất, và đặc biệt, nó liên quan tới việc phải xét lại một số vấn đề vẫn được coi là bất khả xâm phạm”.
Date nói, đã đến lúc người Mỹ nghĩ lại chuyện sở hữu một ngôi nhà như một lý tưởng Mỹ.
Xem lại Giấc mơ Mỹ
Ông nhắc nhở: “Thế giới chúng ta đang sống hôm nay không hoàn toàn còn giống như thế giới đã tồn tại vào năm 1950. Kiểu hộ gia đình và tỷ lệ họ giải tán và cải tổ, loại hình công việc và tính chất nhất thời về mặt địa lý của công việc là tất cả những gì có thể gợi lên rằng người Mỹ trung lưu không nên đặt cược chính mình vào những tài sản thiếu thanh khoản, quá lớn, thứ chỉ để đầu cơ vay nợ – tức là nhà đất”.
Alyssa Katz, tác giả cuốn Our Lot: How Real Estate Came To Own Us, cũng cho rằng Mỹ cần phải xem xét lại Giấc mơ Mỹ của mình.
“Sở hữu nhà đã không còn là một thứ gì đó hoàn toàn tuyệt đối nữa – thứ mà sẽ đem lại sự ổn định – và thay vào đó, không ít người đã phải nghi ngờ về giá trị của việc sở hữu một ngôi nhà”.
Ngay cả vậy thì cũng có những mặt trái của việc thuê nhà, bà tiếp.
Katz cho biết: “Một số cảm giác của người đi thuê nhà là hoàn toàn đúng. Người đi thuê thường cảm thấy rất không an toàn. Không có gì để bảo đảm họ có thể sống trong căn hộ hay ngôi nhà trong một năm hoặc hơn thế. Đi thuê cũng được coi là điều gì đó phân chia người Mỹ theo tầng lớp. Vì thế, tôi nghĩ với những người đi thuê tiềm năng, hay những người có nhà và tính sửa sang để cho thuê, họ vẫn phải khắc phục cách suy nghĩ rằng họ sẽ từ bỏ cảm giác địa vị”.
Đó là một điều khó khăn với nhiều người Mỹ.
Nếu nhiều người đi thuê hơn, lợi ích của việc sở hữu nhà sẽ chỉ tăng với những ai có nhà vì “miếng bánh” sẽ co lại.
“Những ai có khả năng sở hữu nhà và tận dụng được lợi ích mà nó mang lại nhờ kết quả của chính sách, sẽ được nhiều đặc quyền hơn bây giờ”.
(Theo VNR500)
- 160
- By Admin
- 23/08/2010
- 17