• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Số doanh nghiệp BĐS tăng cao tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt

Để tìm hiểu nội dung này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Ngọc Quang, Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam.

- Số liệu thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, số lượng DN đăng ký thành lập mới trong lĩnh vực BĐS tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm trước. Ông cho biết, đâu là nguyên nhân khiến cho các DN BĐS ồ ạt thành lập mới như vậy?

Theo tôi, đây là tín hiệu rất đáng mừng. Trước đây, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam từng nói, với dân số 90 triệu của nước ta hiện tại, số DN cần thiết phải có là 2 triệu DN nhưng mới chỉ đang có khoảng 400.000 DN.

Có thể thấy, số lượng hiện DN có quá ít ỏi so với số lượng bình quân cần thiết phải có trong một nền kinh tế đang phát triển Việt Nam. Việc các DN thành lập mới tăng mạnh mẽ như vậy là do thủ tục thành lập DN hiện tại đã đơn giản hóa đi rất nhiều.

Đồng thời, do nền kinh tế đang phát triển ổn định, nhu cầu thành lập DN của những người có khả năng kinh doanh tăng lên. Bên cạnh đó, cơ hội kinh doanh trong thị trường BĐS bây giờ đã được mở rộng và tăng lên rất nhiều so với các năm trước. Vì thế, việc tăng số lượng DN BĐS là một tín hiệu tốt, chúng ta có thể lạc quan về điều này.

bất động sản
Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam Trần Ngọc Quang. Ảnh: KT

- Thực tế các DN thành lập mới nhiều nhưng nhìn chung, năng lực của các DN BĐS Việt Nam hiện khá khiêm tốn, nguồn vốn chủ yếu phụ thuộc vào phía ngân hàng. Về thực tế này, ông đánh giá thế nào?

Theo tôi, đây là một thực tế của các DN BĐS tại Việt Nam. Trong khi đó, dù Luật đã quy định vốn pháp định của các DN BĐS tăng từ 6 tỷ lên 20 tỷ nhưng kể cả 20 tỷ hoặc 50 tỷ thì cũng vẫn là quá ít ỏi để có thể đầu tư một dự án nhà đất. Vậy vì sao lại có quá nhiều DN thành lập mới như thế?

Về vấn đề này, tôi cho rằng trong việc kiểm soát những chủ đầu tư được phép đầu tư các dự án BĐS trước đây làm chưa chặt chẽ. Vì thế, các DN vẫn hy vọng là có cơ hội kinh doanh dù vốn nhỏ nhưng vẫn sẽ đầu tư được dự án lớn bằng các kênh vốn có thể chưa chắc chắn. Thậm chí, DN bị lệ thuộc rất nhiều vào những nguồn tiền như vậy.

Thời gian tới, khi Nhà nước tiến hành kiểm soát chặt chẽ việc cho phép các DN thật sự đủ điều kiện làm những dự án đầu tư bằng chính nguồn tiền của mình, chắc chắn là các DN không đủ điều kiện chỉ triển khai những dự án rất nhỏ hoặc kinh doanh những mảng như dịch vụ BĐS, còn các chủ đầu tư thật sự phải là những chủ đầu tư có nguồn vốn lớn.

Trên thực tế, nếu nhìn bên ngoài thì có thể thấy các ngân hàng rất rộng cửa và mở rộng các thủ tục cho các DN vay triển khai dự án BĐS vay. Tuy nhiên, tôi tin là với những bài học đau đớn của giai đoạn trước, chắn chắn các ngân hàng có sự kiểm soát rất chặt chẽ đối với tất cả những nguồn vốn của mình khi tới với thị trường BĐS.

- Vậy thưa ông, nhiều DN mới thành lập sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh ra sao trong thị trường BĐS?

Tất nhiên là sẽ tạo ra sự cạnh tranh. Tuy nhiên, riêng với lĩnh vực BĐS, số vốn cần thiết mà 1 DN BĐS phải có để triển khai hoạt động đầu tư BĐS là rất lớn. Vì thế, tôi nghĩ là số lượng các DN đủ điều kiện để triển khai được các dự án đầu tư sẽ luôn ổn định chứ không xuất hiện sự đột biến.

Tôi kỳ vọng rằng, với sự cạnh tranh này, các DN nhỏ sẽ nhanh chóng lớn mạnh và chuyên nghiệp hơn. Những DN kể cả mới thành lập nhưng nếu như có định hướng đúng đắn, tiếp cận thị trường tốt, nâng cao tính chuyên nghiệp thì chắc chắn sẽ phát triển. Còn các DN nhỏ, có thể thành lập từ lâu nhưng không phát triển nổi thì thị trường địa ốc cũng không chấp nhận được.

Do đó, số lượng DN nhỏ tăng lên thì cuộc cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Tuy nhiên, tôi cho đó là điều tốt vì chúng ta sẽ lựa lọc được các DN nhỏ những chuyên nghiệp, từ đó họ sẽ đầu tư phát triển lên thành DN lớn.

- Trân trọng cảm ơn ông!

  • 0
  • By Admin
  • 12/09/2015
  • 17