Siêu dự án thép và những nỗi lo còn bỏ ngỏ
Bóp nghẹt DN trong nước?
Được biết, lò cao số 1 nhà máy thép ở Vũng Áng có công suất 3,5 triệu tấn/năm, dự kiến hoạt động cuối tháng 5/2015. Trong giai đoạn 1, Dự án còn có thêm 2 lò cao nữa, với công suất tương tự lò số 1 dự kiến vận hành vào cuối tháng 5/2016 và tháng 5/2017 đưa công suất đoạn 1 dự án đạt 10,5 triệu tấn/năm.
Khu liên hợp gang thép Formosa có tổng mức đầu tư 15 tỷ USD, gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 2 của dự án, Formosa sẽ xây dựng thêm 3 lò cao nữa với tổng công suất 12 triệu tấn/năm, nên toàn bộ công suất luyện của nhà máy sẽ đạt 22,5 triệu tấn/năm.
Chủ đầu tư đã nhiều lần cho biết, dự án chủ yếu sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu và các sản phẩm sản xuất ra phục vụ xuất khẩu là chính.
Theo phân tích, thị trường ASEAN đang có nhu cầu lớn về thép và Dự án sẽ có lợi thế hơn các nhà máy thép Đông Á về khoảng cách vận chuyển và có thể cung cấp khối lượng lớn, lâu dài cho thị trường ASEAN.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, thực trạng của ngành thép hiện nay là "vừa thừa vừa thiếu". Thép cán xây dựng, thép cuộn cán nguội đang có công suất và sản lượng cao hơn nhiều so với nhu cầu, trong khi đó, thép cán nóng, thép chế tạo, các loại thép không gỉ thì chưa có cơ sở nào sản xuất, vẫn phải nhập khẩu.
Việt Nam đang phải nhập khoảng 3 triệu tấn thép cuộn cán nóng/năm, trong khi đó, cơ cấu sản phẩm của Dự án Formosa giai đoạn 1 có 2,7 triệu tấn cuộn cán nóng và 2,5 triệu tấn thép cuộn cán nóng thô. Như vậy, nhà đầu tư chắc chắn sẽ hướng tới thị trường trong nước trước khi xuất khẩu.
Nếu dự án thực hiện đúng kế hoạch thì thời gian tới, sự mất cân đối trong đầu tư vào sản xuất thép của Việt Nam sẽ được khỏa lấp.
Ngoài ra, cơ cấu sản phẩm giai đoạn 1 của Dự án có 1,2 triệu tấn thép xây dựng gồm thép dây và thép cây, điều này chắc chắn sẽ khiến các DN sản xuất thép hiện có không khỏi lo ngại khi phải cạnh tranh với một đối thủ lớn.
Theo thống kê của Hiệp hội Thép, ngành thép đang có khoảng 400 DN tham gia hoạt động sản xuất thép các loại. Trong số đó, khoảng 120 DN chuyên sản xuất thép xây dựng nhưng chỉ có 26 DN nằm trong diện quy hoạch, nên nguồn cung luôn cao hơn nhu cầu. Năm 2012, tính đến cuối tháng 11, cả nước đã có thêm 10 dự án thép đi vào hoạt động với tổng công suất thiết kế khoảng 1,5 triệu tấn phôi và 1,5 triệu tấn thép thành phẩm (chủ yếu là thép xây dựng), nâng tổng công suất sản xuất của các nhà máy thép trong nước lên 17 triệu tấn thép thành phẩm các loại và phôi thép.
Trong đó, đa số DN đều sai lầm khi sử dụng máy móc với công nghệ lạc hậu nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến sự tốn kém, lãng phí trong hoạt động sản xuất, đồng thời thép thành phẩm không đạt chất lượng như mong muốn. Điều này sẽ rất khó cạnh tranh với DN có sản lượng lớn, công nghệ hiện đại. Và không ít các DN thời gian tới sẽ phải đào thải.
Mới đây, tập đoàn sản xuất thép lớn thứ nhì Nhật Bản JFE Holdings Inc cho biết sẽ lùi quyết định đầu tư 3,6 tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất thép tại Việt Nam do có nhiều dự án thép đang nhảy vào khu vực phía Nam của Trung Quốc và Việt Nam. JFE có dự định cùng với công ty E United Group của Đài Loan đầu tư Dự án thép công suất 3,5 triệu tấn thép mỗi năm, chủ yếu là thép tấm, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2016.
Những ẩn họa?
Theo một số nguồn tin, hiện Formosa mới lo được 2 tỷ USD vốn ban đầu, trong khi "siêu dự án" cần tới trên 10 tỷ USD. Hiện Formosa đang gặp khó khăn trong huy động vốn cho Dự án. Ngoài phần vốn tự có khoảng 3 tỷ USD, Formosa dự tính vay 3 tỷ USD của các ngân hàng nước ngoài và 3 tỷ USD của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam.
Tuy nhiên, khó khăn là, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam lại không được phép cho vay đối với một khách hàng mà vượt quá 15% vốn đăng ký của họ. Mức giới hạn này khiến cho các ngân hàng không thể cho vay một số vốn quá lớn.Vì vậy huy động đủ vốn thực hiện đúng kế hoạch không phải là chuyện đơn giản.
Bên cạnh đó vấn đề tác động môi trường cũng là điều dáng lo ngại. Theo các nhà khoa học, để sản xuất được một tấn thép thô sẽ phải thải ra hơn 585 ki lô gam chất thải rắn, trong đó có 455 ki lô gam xỉ. Như vậy, dự án của Formosa mỗi năm sẽ thải ra cả chục triệu tấn chất thải rắn. Đây vẫn là loại rác thải đến nay tại Việt Nam vẫn chưa có cách xử lý.
Đồng thời, mỗi tấn thép thô sản xuất còn tạo ra 3 mét khối nước thải độc hại... Lượng khí thải ra từ việc sản xuất một tấn thép thô có 2,3 tấn CO2, cùng các loại khí CO, SO2, NOx, bụi và bụi kim loại.... Nếu các loại khí thải này không được xử lý tốt, các hóa chất chứa trong đó sẽ gây ra mưa axít và cùng với bụi kim loại sẽ gây nguy hại cho sức khỏe của người dân trong khu vực.
Không chỉ có thế, trong quặng sắt còn chứa nhiều hóa chất rất độc hại khác cho cả sức khỏe của người, động vật và môi trường như chì, arsen (thạch tín), lưu huỳnh, phốt pho.Vì vậy việc đánh giá tác động và kiểm soát tuân thủ các quy định về môi trường cần hết sức chặt chẽ và nghiêm túc tránh gây ra những tác động tiêu cực.
Sản xuất gang thép cũng cần nguồn nước rất lớn, với dự án của Formosa cần tới cả trăm triệu mét khối mỗi năm. Hai hồ chứa nước hiện có của Hà Tĩnh là hồ Sông Trí và hồ Kim Sơn không đủ để đáp ứng nhu cầu này. Vì thế, tỉnh Hà Tĩnh đang gấp rút xây dựng thêm hồ chứa Rào Trổ. Hà Tĩnh, không phải là nơi có dư thừa nước, việc bảo đảm nguồn nước tưới cho nông nghiệp, đặc biệt là trong mùa khô, luôn là bài toán nan giải của các địa phương. Liệu dự án của Formosa có làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước cho nông nghiệp vào mùa khô?
Được biết, lò cao số 1 nhà máy thép ở Vũng Áng có công suất 3,5 triệu tấn/năm, dự kiến hoạt động cuối tháng 5/2015. Trong giai đoạn 1, Dự án còn có thêm 2 lò cao nữa, với công suất tương tự lò số 1 dự kiến vận hành vào cuối tháng 5/2016 và tháng 5/2017 đưa công suất đoạn 1 dự án đạt 10,5 triệu tấn/năm.
Khu liên hợp gang thép Formosa có tổng mức đầu tư 15 tỷ USD, gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 2 của dự án, Formosa sẽ xây dựng thêm 3 lò cao nữa với tổng công suất 12 triệu tấn/năm, nên toàn bộ công suất luyện của nhà máy sẽ đạt 22,5 triệu tấn/năm.
Chủ đầu tư đã nhiều lần cho biết, dự án chủ yếu sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu và các sản phẩm sản xuất ra phục vụ xuất khẩu là chính.
Ảnh minh họa |
Theo phân tích, thị trường ASEAN đang có nhu cầu lớn về thép và Dự án sẽ có lợi thế hơn các nhà máy thép Đông Á về khoảng cách vận chuyển và có thể cung cấp khối lượng lớn, lâu dài cho thị trường ASEAN.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, thực trạng của ngành thép hiện nay là "vừa thừa vừa thiếu". Thép cán xây dựng, thép cuộn cán nguội đang có công suất và sản lượng cao hơn nhiều so với nhu cầu, trong khi đó, thép cán nóng, thép chế tạo, các loại thép không gỉ thì chưa có cơ sở nào sản xuất, vẫn phải nhập khẩu.
Việt Nam đang phải nhập khoảng 3 triệu tấn thép cuộn cán nóng/năm, trong khi đó, cơ cấu sản phẩm của Dự án Formosa giai đoạn 1 có 2,7 triệu tấn cuộn cán nóng và 2,5 triệu tấn thép cuộn cán nóng thô. Như vậy, nhà đầu tư chắc chắn sẽ hướng tới thị trường trong nước trước khi xuất khẩu.
Nếu dự án thực hiện đúng kế hoạch thì thời gian tới, sự mất cân đối trong đầu tư vào sản xuất thép của Việt Nam sẽ được khỏa lấp.
Ngoài ra, cơ cấu sản phẩm giai đoạn 1 của Dự án có 1,2 triệu tấn thép xây dựng gồm thép dây và thép cây, điều này chắc chắn sẽ khiến các DN sản xuất thép hiện có không khỏi lo ngại khi phải cạnh tranh với một đối thủ lớn.
Theo thống kê của Hiệp hội Thép, ngành thép đang có khoảng 400 DN tham gia hoạt động sản xuất thép các loại. Trong số đó, khoảng 120 DN chuyên sản xuất thép xây dựng nhưng chỉ có 26 DN nằm trong diện quy hoạch, nên nguồn cung luôn cao hơn nhu cầu. Năm 2012, tính đến cuối tháng 11, cả nước đã có thêm 10 dự án thép đi vào hoạt động với tổng công suất thiết kế khoảng 1,5 triệu tấn phôi và 1,5 triệu tấn thép thành phẩm (chủ yếu là thép xây dựng), nâng tổng công suất sản xuất của các nhà máy thép trong nước lên 17 triệu tấn thép thành phẩm các loại và phôi thép.
Trong đó, đa số DN đều sai lầm khi sử dụng máy móc với công nghệ lạc hậu nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến sự tốn kém, lãng phí trong hoạt động sản xuất, đồng thời thép thành phẩm không đạt chất lượng như mong muốn. Điều này sẽ rất khó cạnh tranh với DN có sản lượng lớn, công nghệ hiện đại. Và không ít các DN thời gian tới sẽ phải đào thải.
Mới đây, tập đoàn sản xuất thép lớn thứ nhì Nhật Bản JFE Holdings Inc cho biết sẽ lùi quyết định đầu tư 3,6 tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất thép tại Việt Nam do có nhiều dự án thép đang nhảy vào khu vực phía Nam của Trung Quốc và Việt Nam. JFE có dự định cùng với công ty E United Group của Đài Loan đầu tư Dự án thép công suất 3,5 triệu tấn thép mỗi năm, chủ yếu là thép tấm, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2016.
Những ẩn họa?
Theo một số nguồn tin, hiện Formosa mới lo được 2 tỷ USD vốn ban đầu, trong khi "siêu dự án" cần tới trên 10 tỷ USD. Hiện Formosa đang gặp khó khăn trong huy động vốn cho Dự án. Ngoài phần vốn tự có khoảng 3 tỷ USD, Formosa dự tính vay 3 tỷ USD của các ngân hàng nước ngoài và 3 tỷ USD của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam.
Tuy nhiên, khó khăn là, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam lại không được phép cho vay đối với một khách hàng mà vượt quá 15% vốn đăng ký của họ. Mức giới hạn này khiến cho các ngân hàng không thể cho vay một số vốn quá lớn.Vì vậy huy động đủ vốn thực hiện đúng kế hoạch không phải là chuyện đơn giản.
Bên cạnh đó vấn đề tác động môi trường cũng là điều dáng lo ngại. Theo các nhà khoa học, để sản xuất được một tấn thép thô sẽ phải thải ra hơn 585 ki lô gam chất thải rắn, trong đó có 455 ki lô gam xỉ. Như vậy, dự án của Formosa mỗi năm sẽ thải ra cả chục triệu tấn chất thải rắn. Đây vẫn là loại rác thải đến nay tại Việt Nam vẫn chưa có cách xử lý.
Đồng thời, mỗi tấn thép thô sản xuất còn tạo ra 3 mét khối nước thải độc hại... Lượng khí thải ra từ việc sản xuất một tấn thép thô có 2,3 tấn CO2, cùng các loại khí CO, SO2, NOx, bụi và bụi kim loại.... Nếu các loại khí thải này không được xử lý tốt, các hóa chất chứa trong đó sẽ gây ra mưa axít và cùng với bụi kim loại sẽ gây nguy hại cho sức khỏe của người dân trong khu vực.
Không chỉ có thế, trong quặng sắt còn chứa nhiều hóa chất rất độc hại khác cho cả sức khỏe của người, động vật và môi trường như chì, arsen (thạch tín), lưu huỳnh, phốt pho.Vì vậy việc đánh giá tác động và kiểm soát tuân thủ các quy định về môi trường cần hết sức chặt chẽ và nghiêm túc tránh gây ra những tác động tiêu cực.
Sản xuất gang thép cũng cần nguồn nước rất lớn, với dự án của Formosa cần tới cả trăm triệu mét khối mỗi năm. Hai hồ chứa nước hiện có của Hà Tĩnh là hồ Sông Trí và hồ Kim Sơn không đủ để đáp ứng nhu cầu này. Vì thế, tỉnh Hà Tĩnh đang gấp rút xây dựng thêm hồ chứa Rào Trổ. Hà Tĩnh, không phải là nơi có dư thừa nước, việc bảo đảm nguồn nước tưới cho nông nghiệp, đặc biệt là trong mùa khô, luôn là bài toán nan giải của các địa phương. Liệu dự án của Formosa có làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước cho nông nghiệp vào mùa khô?
- 193
- By Admin
- 11/12/2012
- 17