Sẽ thu hồi đất nếu doanh nghiệp "chây ỳ" không nộp tiền sử dụng đất
Dự án này đã tạm dừng thi công gần 1 năm nay, số nợ 71 tỷ tiền sử dụng đất chưa biết bao giờ
sẽ được trả.
Tiền nợ thuế: Năm sau cao hơn năm trước
Cục Thuế của các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương cho biết, tính đến hết ngày 30/4/2015, tổng số tiền thuế nợ đã tăng 2% kể từ 31/12/2014. Đáng chú ý có 8 địa phương dẫn đầu và chiếm 70% số nợ của cả nước đó là: Tp.HCM, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Hải Phòng, Bình Dương, Thái Bình và Cần Thơ. Đáng chú ý, số nợ thuế năm sau đều cao hơn năm trước và số tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng tương đối cao.
Lý do được cơ quan này chỉ ra là bởi tình hình kinh tế khó khăn và một bộ phận người nộp thuế đang cố tình trì hoãn thời gian nộp thuế, khoản nợ thu tiền sử dụng đất chủ yếu là vì được ghi nợ hay những tổ chức chậm triển khai dự án, khiến những khoản nợ cứ tăng dần theo năm tháng. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác là một số cơ quan thuế chưa thực hiện đúng quy trình quản lý nợ cũng như chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Thông qua báo cáo trên, trung bình cả nước, tỷ lệ ban hành Thông báo tiền thuế nợ cũng như tiền phạt chậm nộp chỉ đạt 45%, quyết định cưỡng chế nợ thuế chỉ đạt 20%.
Nhằm xử lý dứt điểm tình hình nợ thuế tại những địa phương trên, Tổng cục Thuế đã yêu cầu Cục thuế tại địa phương đôn đốc giúp việc thu nợ thuế cũng chia theo thời gian nợ, giống như với khoản nợ từ 1 - 30 ngày thì đôn đốc bằng điện thoại. Trong trường hợp đã được sự đồng ý của bên nộp thuế, cán bộ thuế có thể đôn đốc bằng nhắn tin đồng thời gửi thư điện tử cho chủ doanh nghiệp hay người nộp thuế nhằm thông báo về số tiền thuế nợ. Nếu trường hợp người sử dụng đất không nộp tiền thuế sử dụng đất cùng với đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn không chấp hành thì cục thuế sẽ báo cáo lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thu hồi đất theo quy định.
Theo ông Thái Dũng Tiến, Phó cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội, ngay trong những ngày đầu của năm 2015, đơn vị đã chủ động nghiên cứu và đề xuất với UBND TP giải pháp để thu đúng, thu đủ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Nhằm hạn chế các trường hợp lợi dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ mà chậm nộp hay chây ỳ tiền thuê đất, Cục Thuế sẽ dựa trên cơ sở phân nhóm doanh nghiệp nợ để phối hợp với Chi cục Thuế thực hiện cưỡng chế, thu hồi nợ theo đúng quy định ở Luật Quản lý thuế. Cùng với đó phối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thông báo chí để công khai danh sách các dự án nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cũng như những trường hợp nợ lâu ngày, số nợ lớn và các trường hợp đã được hưởng chính sách ưu đãi song đến hạn lại không nộp tiền sử dụng đất.
Thuế sử dụng đất thu theo từng giai đoạn
Đây là đề xuất của nhiều doanh nghiệp tại địa bàn Hà Nội trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng giám đốc Công ty CP Sản xuất Bao bì và Hàng xuất khẩu cho biết: Nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh để từng bước vượt qua khó khăn và đi lên, Nhà nước cần thu thuế tiền sử dụng đất theo từng giai đoạn. Việc này không chỉ đẩy nhanh tiến độ dự án, thuận lợi hơn trong quá trình đàm phán thu hồi đất đai với người dân, mà sẽ còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo toàn nguồn lực cũng như tập trung đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, thay vì phải lo huy động vốn từ bên ngoài.
Cùng với đó, Ôôg Nguyễn Hữu Đường, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hòa Bình cũng cho rằng, việc giãn nộp thuế cho doanh nghiệp sẽ làm giảm áp lực nợ đọng, kể cả đối với ngành thuế, lẫn ngân hàng. Từ đó phần nào giải quyết bài toán thanh khoản cho thị trường bất động sản. Doanh nghiệp nhờ vậy sẽ “khỏe” hơn đồng thời trả hết nợ thuế cho Nhà nước để tiếp tục triển khai những dự án tiếp theo.
Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cũng nhấn mạnh, Hà Nội cần phải đôn đốc, thu hồi vào ngân sách Nhà nước. Mặc dù vậy, thực tế trong bối cảnh kinh tế - xã hội những năm qua, nhiều doanh nghiệp và chủ sử dụng đất, chủ thuê đất đã gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Ngoài việc xử lý những trường hợp chậm nộp nghĩa vụ tài chính, hiện tại nhiều dự án trên địa bàn TP. Hà Nội đã khởi công khi chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý. Đặc biệt, có những dự án đang bị thanh tra thuộc diện chủ đầu tư chây ỳ, chậm nộp, xây những dự án không phép hay bàn giao nhà rồi mà vẫn chưa nộp tiền sử dụng đất. Trong khi đó, hiện tại, những cơ quan chức năng chưa có nhiều điều khoản ràng buộc việc chủ đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất trước khi có phép xây dựng.
- 134
- By Admin
- 22/06/2015
- 17