• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Sẽ khởi công cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết trong năm 2017

PMU 1 cho biết, hiện nay, dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được tách thành 2 hợp phần; trong đó hợp phần 1 có chiều dài 36 km từ Dầu Giây đến Xuân Lộc do ngân sách nhà nước đầu tư bằng vốn vay Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) của Ngân hàng Thế giới (WB); còn hợp phần 2 có chiều dài 62 km từ Xuân Lộc (Đồng Nai) đến Phan Thiết (Bình Thuận) hiện vẫn đang được nghiên cứu, xây dựng theo hình thức hợp tác công tư (PPP), còn đang trình Chính phủ quyết định.

Dự kiến, hai hợp phần cò tổng số vốn đầu tư khoảng trên 17.700 tỉ đồng, trong đó hợp phần 1 chiếm 6.200 tỉ đồng.

cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết
Phối cảnh đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Dự kiến công trình sẽ được triển khai trong năm 2017. Ảnh: TL

Tại cuộc họp, Ban quản lý dự án 1 cũng cho biết, dự kiến trong quý I/2017 sẽ khởi công hợp phần 1 và hoàn thành vào năm 2019; còn hợp phần 2 sẽ khởi công vào cuối năm 2017 và dự kiến sau 3 năm sẽ hoàn thành.

Đại diện phía PMU1 cũng cho biết, hiện tại ban đã chuẩn bị 300 tỉ đồng để tiến hành giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, do số liệu về diện tích đất thu hồi phục vụ dự án của một số huyện tại Đồng Nai khác với kế hoạch thu hồi đất đã được tỉnh phê duyệt, nên PMU1 đang đề nghị tỉnh Đồng Nai nhanh chóng điều chỉnh lại diện tích đất thu hồi theo đúng kế hoạch được duyệt, sớm thu hồi đất để triển khai các bước tiếp theo.

Trước đó, Tập đoàn Bitexco đã được Chính phủ lựa chọn là nhà đầu tư thứ nhất đóng góp 60% phần vốn cho dự án này, còn lại 40% vốn sẽ do nhà đầu tư thứ hai đóng góp.

Trong 2 năm 2013 và 2014, Bộ GTVT cũng đã tiến hành giới thiệu, quảng bá dự án này tại các nước như Ấn Độ, Hàn Quốc và Singapore cũng như trong nước. Tuy nhiên, dù có đến 100 nhà đầu tư quan tâm đến dự án nhưng vì còn vướng nhiều thủ tục và bảo lãnh doanh thu cho dự án nên đến nay vẫn chưa chọn được nhà đầu tư thứ 2.

Sau đó, Bộ GTVT đã đề xuất phương án tách đự án làm 2 hợp phần nhưng đến nay phần xây dựng theo hình thức đối tác công – tư cũng chưa tìm được nhà đầu tư.

Tổng chiều dài của tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết khoảng 101,28 km (tuyến chính dài 98,7km và tuyến nối với quốc lộ 1 là 2,58 km) đi qua địa bàn các huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ, thị xã Long Khánh, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) và hai huyện của tỉnh Bình Thuận là Hàm Tân, Hàm Thuận Nam.

Mục tiêu xây dựng đường cao tốc này là nhằm rút ngắn thời gian di chuyển từ Tp.HCM đến khu vực Nam Trung bộ, cũng như giảm tải cho quốc lộ 1A.

Ngoài ra, khi đi vào hoàn thiện, tuyến cao tốc này cũng sẽ tạo điều kiện để hình thành và phát triển các khu công nghiệp, du lịch dọc tuyến đường.

  • 0
  • By Admin
  • 16/03/2016
  • 17