Sân chơi bất động sản Việt Nam: Khách lấn chủ?
Chẳng hạn, trong lúc thị trường căn hộ ở Hà Nội trầm lắng, thì mới đây, Ciputra vẫn bán thành công 120 căn hộ cao cấpvới gián bán lên đến gần 50 triệu đồng/m2 mà không tốn chi phí tiếp thị. Phú Mỹ Hưng cũng không thua kém khi cứ đưa ra bán sản phẩm nào là hết sẳn phẩm đó.Dù biết giá bán cao, nhưng nguời mua vẫn cứ đổ xô vào những dự án này vì kinh nghiệm cho thấy, những người mua trước chẳng bao giờ thiệt khi giá trị BĐS tại những dự án này vẫn cứ tăng lên đều đặn do cách phát triển dự án chuyên nghiệp của chủ đầu tư. Không đơn thuần chỉ là xây nhà để bán, các nhà đầu từ này thuờng phát triển khi đô thị lên hới 300-400 ha, để có đủ quỹ đất thu hút các nhà đâu tư thứ cấp xây dựng trường học, siêu thị, trung tâm mua sắm…, tạo nên một cộng đồng sống tiện nghi và từ đó nâng cao giá trị BĐS.
Nếu so với Phú Mỹ Hưng hay Ciputra thì đa phần dự án do các doanh nghiệp BĐS trong nước đều lép vế về quy hoạch, chất lượng xây dựng, dịch vụ bán hàng và hậu mãi, và kết quả là gái bán thấp hơn, hoặc biến động rất mạnh theo diễn biến của thị trừờng.
Năng lực tài chính yếu chỉ là một phần nguyên nhân dẫn đến sự lép vế của các doanh nghiệp nội. Sâu xa hơn, rất nhiều doanh nghiệp trong nước chưa thấu hiểu về phát triển dự án BĐS. Vai trò của các DN trong nước thường mờ nhạt dưới dạng góp vốn đầu tư bằng quyền sử dụng đất, hoặc mối quan hệ với chính quyền địa phương.
Đa phần chủ đầu tư của các dự án BĐS trong nước hiện nay là các công ty xây dựng, hoặc xuất thân từ nghành xây dựng. Nhưng một công ty xây dựng tốt không có nghĩa là có thể phát triển một dự án tốt. Xây dựng chỉ là một phần trong quy trình phát triển một dự án BĐS, trong đó bao gồm rất nhiều bước như nghiên cứu thị trường, thiết kế, quản lý chi phí, quản lý dự án, tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng…Vì là các công ty xây dựng, nên đa phần chỉ đầu tư trong nước chỉ chú ý đến xây dựng mà bỏ qua rất nhiều bước của một quy trình phát triển dự án, hoặc nếu có thực hiện thì cũng thiếu chuyên nghiệp vì không có kinh nghiệm. Kết quả là, sản phẩm đầu ra chất lượng kém, giá bán thấp.
Tuy nhiên cánh cửa vẫn còn mở cho các nhà đầu tư trong nước. Họ giờ đây hiểu rằng, nhiều dự án BĐS của nhà đầu tư nước ngoài có vốn đăng ký rất hoành tráng, nhưng số vốn thực tế mà nhà đầu tư có không đáng kể so với tổng vốn đầu tư. Phần lớn các nhà đầu tư nước ngòai huy động vốn từ nguồn vốn vay ngân hàng, và quan trọng hơn là vốn từ người mua.
Để huy động được vốn, các nhà đầu tư nước ngoài có những bước phát triển dự án BĐS rất chuyên nghiệp, nên sản phẩm của họ thường chiếm được lòng tin của khách hàng, mặc dù giá bán thường cao “cắt cổ”. Các doanh nghiệp trong nước cũng có thể “làm chủ” những dự án lớn, chứ chủ đầu tư không nhất thiết là nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề là phát triển và xây dựng sản phẩm làm sao đủ sức hấp dẫn để người mua, các nhà đầu tư không ngần ngại rót tiền vào dự án.
Về phương diện này, các nhà đầu tư nước ngoài thường có lợi thế hơn các công ty trong nước về kinh nghiệm và tiềm lực tài chính. Nhưng điều đó không có nghĩa là, những nhà đầu tư trong nước không thể làm được vì họ hiểu được cách làm của các nhà đầu tư nước ngoài, và biết áp dụng công nghiệp phát triển dự án BĐS một cách chuyên nghiệp.
(Theo Vietnam Property Outlook 2010)
- 0
- By Admin
- 21/12/2010
- 17