Quy hoạch vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020
Căn cứ vào quy hoạch, vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2030 là vùng có cảnh quan môi trường tốt và là trung tâm dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao của khu vực Đông Nam Á và cả nước. Vùng này có không gian phát triển đô thị và công nghiệp gắn với biển, cơ cầu kinh tế hiện đại. Những hạt nhân, trung tâm phát triển lớn của vùng là các khu kinh tế Nhơn Hội, Chân Mây - Lăng Cô, Dung Quất và Chu Lai. TP.Huế, Quy Nhơn, Đà Nẵng trở thành các trung tâm du lịch, thương mại và giao dịch quốc tế lớn của cả nước và vùng, đảm nhận chức năng trung tâm du lịch, dịch vụ thương mại cảu cả khu vực Tây Nguyên và miền Trung.
Chính phủ vừa thông qua Quy hoạch vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 |
Cụ thể, vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 3 loại hình đô thị với hệ thống đô thị động lực, các đô thị gắn với các chức năng chuyên ngành và các đô thị gắn với các khu kinh tế tổng hợp, cụ thể như sau:
Thứ nhất, hệ thống đô thị động lực: Chuỗi đô thị động lực chính Huế - Đà Nẵng - Chu Lai - Kỳ Hà - Dung Quất (Vạn Tường) - Quy Nhơn, trong đó đô thị hạt nhân là TP.Đà Nẵng. Đó sẽ là chuỗi đô thị cho vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và cả toàn vùng Duyên hải miền Trung.
Thứ hai, các đô thị gắn với các khu kinh tế tổng hợp: Đô thị mới Chân Mây gắn với Khu khuyến khích thương mại Chân Mây; TP.Vạn Tường phục vụ Khu công nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất; Khu đô thị mới Núi Thành phát triển cùng với Khu kinh tế mở Chu Lai; Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc là đô thị công nghiệp, giáo dục đào tạo phía Bắc tỉnh Quảng Nam và có mối quan hệ chặt chẽ với TP.Đà Nẵng và cảng nước sâu Tiên Sa.
Thứ ba, các đô thị gắn với các chức năng chuyên ngành: Xây dựng các đô thị du lịch (Đô thị cổ Hội An, thị trấn Lăng Cô, Thuận An...); Đô thị dịch vụ cho các vùng sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp và một số cụm đô thị ở vùng miền núi gắn với tuyến hành lang kinh tế Đông Tây; Đô thị công nghiệp (Phú Bài, Tứ Hạ, Tịnh Phong, Điện Nam - Điện Ngọc...).
- 246
- By Admin
- 17/10/2014
- 17