Chiều 21/4, tại buổi họp cuối của phiên họp thứ 19, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung thảo luận những nội dung này.
“Không tính chuyện thí điểm”
Nên hay không nên có kiến trúc sư trưởng vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Dự thảo luật quy định kiến trúc sư trưởng có nhiệm vụ tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc tổ chức xây dựng định hướng quy hoạch, kiến trúc đô thị; tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch đô thị; xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch, kiến trúc...
Thường trực Ủy ban Kinh tế và cơ quan soạn thảo thống nhất cần có thiết chế kiến trúc sư trưởng nhằm bảo đảm sự thống nhất về không gian kiến trúc, cảnh quan trong quá trình phát triển và giữ gìn bản sắc của đô thị.
Bên cạnh một báo cáo riêng về thiết chế kiến trúc sư trưởng thành phố, tại cuộc họp, đại diện Bộ Xây dựng một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết của mô hình này.Vì kiến trúc sư trưởng sẽ định hình ý tưởng chủ đạo cho các đô thị và sẽ tạo nên bản sắc riêng. Còn giao nhiệm vụ này cho cơ quan chuyên môn thì có thể thay đổi theo cá nhân, theo nhiệm kỳ.
Bởi thế, trả lời câu hỏi nếu thí điểm mô hình kiến trúc sư trưởng thì có tồn tại sở quy hoạch – kiến trúc, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết không tính đến phương án thí điểm, vì chắc chắn kiến trúc sư trưởng sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Còn khi thiết chế này đi vào hoạt động thì vai trò của sở sẽ chấm dứt một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, một số vị đại biểu lo ngại “lý thuyết có vẻ rất hay nhưng thực tế rất khó làm”. Có đại biểu còn cho rằng với thực tế của nước ta hiện nay thì có lập nên rồi “kiến trúc sư trưởng cũng chỉ ngồi đó thôi”. Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị nếu chưa “chín” thì chưa nên quy định trong luật mà nên quy định dưới luật.
Mặc dù đã thống nhất với ban soạn thảo về việc hạn chế được “tư duy nhiệm kỳ” song Chủ nhiệm Hà Văn Hiền cũng chưa yên tâm với chức năng nhiệm vụ quyền hạn của kiến trúc sư trưởng được quy định trong dự luật.
Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên đề nghị Bộ Xây dựng chuẩn bị thêm tài liệu cần thiết gửi đến các vị đại biểu Quốc hội xem xét và sẽ quyết định phương án chính thức tại kỳ họp tới.
Quốc hội quy định các chỉ tiêu an toàn về nợ công
Cũng tại buổi họp chiều 21/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự án luật quản lý nợ công để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 5.
Theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách, vấn đề được cho là “cộm” nhất trong quá trình xây dựng và thảo luận, thẩm tra dự luật này là xác định thầm quyền giữa Quốc hội và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy định của dự thảo luật đã trình Quốc hội thì Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt chiến lược nợ dài hạn; Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt chương trình quản lý nợ trung hạn, kế hoạch vay trả nợ hàng năm; trong khi đó Quốc hội lại có nhiệm vụ phê duyệt tổng mức vay, trả nợ hàng năm.
Qua nhiều cuộc thảo luận đa số ý kiến cho rằng những thẩm quyền trên của Chính phủ thuộc về thẩm quyền của Quốc hội nên cần quy định lại. Riêng Chính phủ vẫn “xin giữ nguyên”.
Để bảo đảm tính hợp hiến và tính thống nhất của dự thảo luật với các văn bản pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, của Chính phủ, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã thống nhất với cơ quan soạn thảo chỉnh sửa lại các điều quy định về thẩm quyền theo hướng Quốc hội có thẩm quyền quyết định những vấn đề cốt lõi mang tính định hướng trong quản lý nợ công.
Theo đó, Quốc hội sẽ quyết định các mục tiêu chiến lược, định hướng huy động, sử dụng và quản lý nợ trong từng giai đoạn 5 năm; quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ, tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm; quyết định chủ trương đầu tư các dự án, công trình quan trọng quốc gia từ vốn vay của Chính phủ; giám sát việc sử dụng và quản lý nợ công.
“Không tính chuyện thí điểm”
Nên hay không nên có kiến trúc sư trưởng vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Dự thảo luật quy định kiến trúc sư trưởng có nhiệm vụ tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc tổ chức xây dựng định hướng quy hoạch, kiến trúc đô thị; tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch đô thị; xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch, kiến trúc...
Thường trực Ủy ban Kinh tế và cơ quan soạn thảo thống nhất cần có thiết chế kiến trúc sư trưởng nhằm bảo đảm sự thống nhất về không gian kiến trúc, cảnh quan trong quá trình phát triển và giữ gìn bản sắc của đô thị.
Bên cạnh một báo cáo riêng về thiết chế kiến trúc sư trưởng thành phố, tại cuộc họp, đại diện Bộ Xây dựng một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết của mô hình này.Vì kiến trúc sư trưởng sẽ định hình ý tưởng chủ đạo cho các đô thị và sẽ tạo nên bản sắc riêng. Còn giao nhiệm vụ này cho cơ quan chuyên môn thì có thể thay đổi theo cá nhân, theo nhiệm kỳ.
Bởi thế, trả lời câu hỏi nếu thí điểm mô hình kiến trúc sư trưởng thì có tồn tại sở quy hoạch – kiến trúc, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết không tính đến phương án thí điểm, vì chắc chắn kiến trúc sư trưởng sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Còn khi thiết chế này đi vào hoạt động thì vai trò của sở sẽ chấm dứt một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, một số vị đại biểu lo ngại “lý thuyết có vẻ rất hay nhưng thực tế rất khó làm”. Có đại biểu còn cho rằng với thực tế của nước ta hiện nay thì có lập nên rồi “kiến trúc sư trưởng cũng chỉ ngồi đó thôi”. Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị nếu chưa “chín” thì chưa nên quy định trong luật mà nên quy định dưới luật.
Mặc dù đã thống nhất với ban soạn thảo về việc hạn chế được “tư duy nhiệm kỳ” song Chủ nhiệm Hà Văn Hiền cũng chưa yên tâm với chức năng nhiệm vụ quyền hạn của kiến trúc sư trưởng được quy định trong dự luật.
Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên đề nghị Bộ Xây dựng chuẩn bị thêm tài liệu cần thiết gửi đến các vị đại biểu Quốc hội xem xét và sẽ quyết định phương án chính thức tại kỳ họp tới.
Quốc hội quy định các chỉ tiêu an toàn về nợ công
Cũng tại buổi họp chiều 21/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự án luật quản lý nợ công để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 5.
Theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách, vấn đề được cho là “cộm” nhất trong quá trình xây dựng và thảo luận, thẩm tra dự luật này là xác định thầm quyền giữa Quốc hội và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy định của dự thảo luật đã trình Quốc hội thì Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt chiến lược nợ dài hạn; Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt chương trình quản lý nợ trung hạn, kế hoạch vay trả nợ hàng năm; trong khi đó Quốc hội lại có nhiệm vụ phê duyệt tổng mức vay, trả nợ hàng năm.
Qua nhiều cuộc thảo luận đa số ý kiến cho rằng những thẩm quyền trên của Chính phủ thuộc về thẩm quyền của Quốc hội nên cần quy định lại. Riêng Chính phủ vẫn “xin giữ nguyên”.
Để bảo đảm tính hợp hiến và tính thống nhất của dự thảo luật với các văn bản pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, của Chính phủ, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã thống nhất với cơ quan soạn thảo chỉnh sửa lại các điều quy định về thẩm quyền theo hướng Quốc hội có thẩm quyền quyết định những vấn đề cốt lõi mang tính định hướng trong quản lý nợ công.
Theo đó, Quốc hội sẽ quyết định các mục tiêu chiến lược, định hướng huy động, sử dụng và quản lý nợ trong từng giai đoạn 5 năm; quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ, tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm; quyết định chủ trương đầu tư các dự án, công trình quan trọng quốc gia từ vốn vay của Chính phủ; giám sát việc sử dụng và quản lý nợ công.
Theo Báo điện tử Thời báo Kinh tế Việt Nam