Quy định bán nhà thu nhập thấp thiếu nhất quán
Chỉ trong một thời gian ngắn, Hà Nội đã có hai quyết định khiến hàng trăm người ở các quận nội thành Hà Nội không có cơ hội mua nhà theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Xoay quanh những bức xúc của người dân, phóng viên đã tìm hiểu sự việc và nhận thấy, phản ứng của người dân là có cơ sở.Rất đông người dân đến đăng ký mua nhà ở xã hội đầu tiên của cả nước. |
Văn bản sau "đá" văn bản trước
Để có cơ sở bán nhà cho người có thu nhập thấp (TNT) đúng đối tượng, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 36/2009/TT-BXD hướng dẫn việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2010). Theo đó, người được xét mua nhà TNT phải là người có thu nhập hàng tháng dưới mức bình quân theo quy định của UBND tỉnh, thành phố nơi người đó sinh sống. Người được mua, thuê, thuê mua là: Hộ gia đình có ít nhất 1 người là cán bộ công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang (kể cả trường hợp đã được nghỉ theo chế độ). Người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và cả người lao động tự do... Những người này phải chưa có nhà ở, hoặc có nhưng diện tích quá chật (bình quân dưới 5m2 sử dụng/người). Hoặc diện tích khuôn viên đất của nhà ở đó thấp hơn tiêu chuẩn diện tích đất tối thiểu thuộc diện được phép cải tạo, xây dựng theo quy định của UBND cấp tỉnh, chưa được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức.
Các trường hợp có nhu cầu mua và thuê mua nhà ở TNT thì phải có hộ khẩu thường trú, hoặc tạm trú dài hạn tại tỉnh, TP nơi có dự án. Nếu trường hợp thuộc lực lượng vũ trang chưa có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn, thì phải có xác nhận của đơn vị nơi người đó đang công tác. Việc lựa chọn đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở TNT thực hiện theo phương pháp chấm điểm, người có tổng số điểm cao hơn sẽ được ưu tiên giải quyết trước (với thang điểm tối đa là 100).
Để thực hiện dự án bán nhà cho người TNT, Hà Nội đã giao cho Công ty Vinaconex Xuân Mai, chủ đầu tư dự án nhà ở chung cư CT1 tại phố Ngô Thì Nhậm (quận Hà Đông) có giá bán dự kiến là 8,8 triệu đồng/m2.
Cụ thể hoá tiêu chuẩn được mua nhà, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND (ngày 16/8/2010) quy định các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp như hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Xây dựng. Quyết định này cũng nêu lại các tiêu chuẩn, điều kiện như Thông tư số 36, không có gì khác biệt.
Mọi công việc đang làm đúng theo Quyết định số 34, thế nhưng đùng một cái, ngày 1/11/2010 UBND TP. Hà Nội lại ra Công văn số 8836/UBND-XD hướng dẫn cụ thể việc giải quyết hồ sơ bán nhà tại dự án CT1. Theo đó, chỉ ưu tiên giải quyết bán cho đối tượng thuộc diện gia đình chính sách của thành phố; có hộ khẩu thường trú tại các quận gần địa điểm dựồ án là Hà Đông, Thanh Xuân và Đống Đa. Như vậy chiểu theo quy định này có hơn 800 hồ sơ đã được duyệt theo quy định trước đó bị loại.
Phản ứng gay gắt từ người dân
Hôm qua (15/11) bà Nguyễn Thị Tịnh (Hộ khẩu thường trú: Số nhà 248, phố Chùa Thông, phường Sơn Lộc, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội) phản ánh: Bà là một trong những khách hàng phải bỏ nhiều thời gian công sức để hoàn thiện thủ tục theo đúng yêu cầu của phía công ty. Đây là trường hợp mẹ của liệt sỹ và đang làm thủ tục chuyển hộ khẩu về tại 248 phố Chùa thông, phường Sơn Lộc, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội. Mọi thủ tục và hồ sơ đăng ký mua nhà của bà Nguyễn Thị Tịnh đã được tiếp nhận và được cho là hợp lệ. Thế nhưng, bà Nguyễn Thị Tịnh lại không có tên trong danh sách những người được mua nhà được công bố trên website của Vinaconex Xuân Mai.
Đích thân con trai bà Tịnh đã đến và làm việc với Vinaconex Xuân Mai để được giải đáp. Tại đây, ông Vũ Quang Huy - Phó giám đốc kinh doanh của Tổng công ty giải thích rằng: "Toàn bộ những gì bà Tịnh phản ánh trong đơn là đúng vì khi Công ty bán hồ sơ căn cứ vào Thông tư 36/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng và Quyết định số 34/2010/QĐUBND của UBND TP Hà Nội. Khi đó không phân biệt quận, chỉ cần có hộ khẩu ở Hà Nội là được. Nên cán bộ của công ty trả lời và hướng dẫn như thế là đúng và người dân nộp hồ sơ khi đó là hợp lệ đúng quy định. Nhưng ngày 1/11/2010 UBND TP Hà Nội lại ban hành Công văn số 8836/UBND-XD. ưu tiên giải quyết cho những gia đình chính sách của Thành phố. Giải quyết cho các hộ có hộ khẩu ở 3 quận Hà Đông, Thanh Xuân và Đống Đa". Con trai của bà Tịnh thắc mắc: "Trong Công văn số 8836 của UBND TP nói rất rõ là ưu tiên giải quyết cho các gia đình chính sách của thành phố chứ không có một câu chữ nào chỉ giải quyết cho 10 quận nội thành”. ông Huy trả lời rằng: "Văn bản là như vậy nhưng khi triển khai lại khác".
Anh Nguyễn Đình Tình bức xúc phản ánh: "Tôi là bộ đội, đã có 24 năm công tác liên tục, thuộc diện gia đình chính sách - con liệt sỹ. Gia đình tôi có điều kiện ở dưới 5m2 và đủ điều kiện được mua nhà thu nhập thấp tại Chung cư CT1 Ngô Thì Nhậm". Để hoàn tất hồ sơ, xin chứng nhận của tổ dân phố, phường, rồi cơ quan hai bên, vợ chồng chị mất cả tuần chạy tới chạy lui, đi nộp hồ sơ thì chen toát mồ hôi, đến nay bị trả lại với lý do không thuộc 3 quận ưu tiên. Khi chúng tôi nộp đơn và có hỏi tư vấn của nhân viên công ty thì nhận được câu trả lời: "Gia đình chính sách thì được ưu tiên trong đợt này, không căn cứ vào quận huyện nào. Vậy mà giờ hồ sơ không được chấp nhận". Không những thế đến giờ khi anh Tình thắc mắc vì sao không được mua nhà thì anh mới phát hiện ra việc công ty làm sai lệch hồ sơ: "Tôi là con liệt sĩ nhưng công ty lại làm thành vợ tôi là con liệt sĩ". Điều khiến anh Tình bức xúc là tại sao thành phố không thông báo từ khi doanh nghiệp bắt đầu nhận hồ sơ để người dân đỡ mất thời gian và công sức đi lại, doanh nghiệp đỡ phải lãng phí nhân sự tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ.
Bác Trần Văn Trung một cán bộ về hưu nhận xét: Chuyện số lượng nhà có hạn, số người đăng ký nhiều cũng là chuyện dễ hiểu. Nhưng cái đáng trách ở đây là quy định không nhất quán từ khi triển khai đến khi thực hiện khiến dân bức xúc. Như vậy, một chính sách an sinh mà làm cho dân bức xúc, gây dư luận không tốt thì ở một góc độ nào đó là phản tác dụng. Hơn nữa, theo suy nghĩ của tôi thì nếu xác định đây là dự án dành cho người nghèo, người thu nhập thấp thì trước tiên phải lấy hoàn cảnh, đóng góp cho nhà nước, xã hội để làm tiêu chí chứ sao tự dưng lại lấy khu vực làm tiêu chí. Cái này nghe không thuận.
Bộ sẽ kiểm tra chặt Nhiều người dân phản ánh, tại các dự án nhà thu nhập thấp, các đại gia đi ô tô nườm nượp đến đăng ký. Xem ra các dự án nhà thu nhập thấp rơi vào tay người giàu, thưa ông? Đi ô tô đến đăng ký là một chuyện, nhưng mua được nhà lại là chuyện khác. Chính sách bán nhà cho người thu nhập thấp rõ ràng là đúng đối tượng. Theo quan điểm của tôi, chuyện trục lợi cũng có (không ngoại trừ có trường hợp người giàu mua được nhà), nhưng tại thời điểm này, chưa có căn hộ chung cư giá thấp nào được bán nên nói nhà thu nhập thấp rơi vào tay nhà giàu là không chính xác. Tôi tin, đa số nhà xã hội sẽ rơi vào tay người thu nhập thấp. Quá trình sắp xếp ở những dự án nhà thu nhập thấp đầu tiên sẽ được Bộ Xây dựng kiểm tra chặt để đảm bảo đúng đối tượng giá nhà dành cho người thu nhập, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Thưa ông, với những người đủ điều kiện mua nhà nhưng lại bán trao tay thì sao? Theo quy định Nhà nước đã ban hành, người được mua nhà ở xã hội không được giao dịch cho người khác dưới mọi hình thức trong vòng 10 năm. Nếu bị phát hiện thì đối tượng mua nhà sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và cơ quan chức năng thu hồi nhà ở đó để giải quyết cho hộ khác. Cơ quan chức năng sẽ thực hiện hậu kiểm hoặc thông qua cộng đồng để phát hiện và có chế tài xử lý đối với các trường hợp cố tình lợi dụng chính sách để kiếm lời và trục lợi. Như ông vừa nói, người dân khó có thể tiếp cận nhà thu nhập thấp. Vậy chẳng lẽ có "cơ chế" nhà thu nhập thấp nhưng người nghèo lại phải đứng nhìn, thưa ông? Sắp tới nhà nước sẽ tập trung phát triển mạnh nhà ở xã hội cho thuê, để người thu nhập thấp chuyển hướng sang đi thuê nhà ở xã hội. Đây là cách làm hay trên thế giới. Theo tôi, giá bất động sản đang quá cao, ai cũng muốn có nhà quả là một điều quá khó. Một cách giải quyết hiệu quả nhất là phải sớm lập các quỹ tiết kiệm nhà ở. Điều này sẽ giúp cho mọi người chưa có nhà, người nghèo có cơ hội mua nhà. Xin cảm ơn ông! |
Thành phố có quyền quyết định dành dự án khu vực cụ thể Dư luận cho rằng bảng tiêu chí để chấm điểm cho những đối tượng mua nhà ở thu nhập thấp còn nhiều bất cập, chưa hợp lý. Đặc biệt là việc thay đổi luật chơi chỉ xét ưu tiên 3 quận, ông nghĩ sao? Việc này có nhiều ý kiến khác nhau. Khung tiêu chí này đã được cân nhắc rất nhiều trước khi ban hành. Mặc dù còn chưa sát với thực tế song tôi cho rằng không nên quá bận tâm bàn bạc để rồi chậm ra những quyết sách. Chẳng hạn như nhiều ý kiến phàn nàn về tiêu chí mức thu nhậpV, nếu người có thu nhập thấp quyết tâm mua nhà thì họ sẽ tìm được cách vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là hiện nay có rất nhiều kênh tín dụng ưu đãi. Theo quyết định của thành phố dự án đó là dành cho khu vực nào thì phải thực hiện theo đúng quyết định của thành phố. Doanh nghiệp lúc này chỉ thực hiện dự án theo ưu đãi của Nhà nước. Việc Thành phố có chỉ đạo là giải toả cầu cho khu vực nào, và giải quyết cầu các khu vực có mức chênh lệch. Thành phố có quyết định thì hoàn toàn hợp lý, còn chủ đầu tư tự thay đổi thì không nên, cũng là vấn đề cần có bình luận thêm. Thẩm quyền của Thành phố hoàn toàn có thể quyết định việc đó. ở Hà Nội, có nhiều dự án nhà thu nhập thấp, việc giảm tải cầu có thể phân chia bằng cách người sống ở khu vực nào thì có thể mua nhà ở khu vực ấy chẳng hạn. Theo ông làm thế nào đảm bảo công bằng, không bán nhầm đối tượng? Thực tế cho thấy, ngay từ khâu hoàn thiện đơn từ cho người dân cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, điều này được thể hiện gần 60% hồ sơ trong đợt bán nhà ở xã hội vừa qua đã bị trả lại. Thêm vào đó, một câu hỏi đặt ai sẽ là người đứng ra chứng minh được gia cảnh của người thu nhập thấp? UBND xã - phường hiện chưa có khả năng này nên khó có thể đảm bảo xác minh đúng đối tượng. Chủ đầu tư khi tiếp nhận hồ sơ cũng có tâm lý làm cho xong việc, không muốn dây dưa kéo dài nên ai dám đảm bảo rằng không nảy sinh tiêu cực, tình trạng bôi trơn ở chỗ này, chỗ kia để lọt hồ sơ? Hiện nay việc mua bán nhà ở xã hội bị "ách" ngay từ khâu xác định đúng đối tượng. Theo quan điểm của tôi, nên chăng là phân loại đối tượng, chẳng hạn đợt này có bao nhiêu căn hộ thì ưu tiên cho gia đình chính sách, đợt sau là công chức y tế, đợt sau nữa là công chức cấp quận. Theo đó, từng giai đoạn các đối tượng sẽ giảm bớt đi. Xã hội hóa việc phân phối để đảm bảo công bằng. Với cơ chế hiện nay, dư luận e ngại nhà thu nhập thấp có rơi vào tay người giàu? Tôi cũng đã có ý kiến về vấn đề này rồi. Nếu không cẩn thận thì hoàn toàn có thể xảy xa tình trạng đó. Như trước đây với nhà tái định cư đã xảy ra chuyện đó rồi, rơi vào tay một số đầu nậu, họ vận động người mua các chỉ tiêu của những người trong diện được mua nhà và họ mua theo kiểu "bán lúa non". Sau đấy các đầu nậu đứng ra làm và lại bán lại với giá cao hơn. Và như vậy, chắc chắn công tác kiểm tra, công tác hậu kiểm phải được đẩy mạnh tránh tiêu cực trong việc phân phối nhà cho người thu nhập thấp. Chúng ta làm tốt công tác kiểm tra, giám sát thì chúng ta sẽ tránh được. Xin cảm ơn ông! |
(Theo ĐSPL)
- 0
- By Admin
- 16/11/2010
- 17