• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Quảng Nam: "Cởi trói" đất tái định cư cho dân

Ngần ấy năm, những thế hệ trong từng gia đình lớn lên, dựng vợ gả chồng, vẫn phải sống chui nhủi xếp lớp trong những căn hộ chật chội, xuống cấp.

Ai đó bí bách liều cơi nới nhà cửa liền bị phạt, đập bỏ, quy cho cái “tội” lợi dụng xây cất để kiếm chác tiền đền bù giải toả! Trong khi cái dự án gần 3.000 héc ta cỏ mọc chiếm đất của 5 xã ấy chỉ có tác dụng làm no bụng những chú…bò! Khi được phép cơi nới, xây mới nhà cửa trên chính đất của mình, người dân nơi đây mừng như sống lại, hồ hởi động thổ làm nhà, chia khẩu.

 

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)


Các dự án tương tự trên cả nước, chắc không nhiều nơi cởi trói để cho dân “sống lại” như vậy, mà vẫn chỉ chăm chăm hy vọng các đại gia bất động sản sẽ…“hồi sinh”!

Gần đây, nhiều chính sách, quy định đã được điều chỉnh, bổ sung, thậm chí huỷ bỏ theo hướng cởi mở, gần với ý nguyện của dân. Không phải ngẫu nhiên có tới trên 6 triệu ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), trong đó phần lớn tập trung vào quy định “thu hồi đất” vốn gây ra quá nhiều hệ lụy, bức xúc. Các cơ quan soạn thảo luật này đã tiếp thu kiến nghị, theo dự hướng sẽ thay thế bằng hình thức “trưng mua”.

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ Công an sớm thực hiện việc bỏ quy định bắt buộc ghi họ tên cha mẹ trên CMND mẫu mới. Trong khi đó, Luật Hôn nhân - Gia đình (sửa đổi) đã bước đầu chấp thuận phương án cởi mở hơn đối với hôn nhân đồng giới, khi cho phép họ tổ chức đám cưới, sống chung, dù luật vẫn chưa cho phép đăng ký kết hôn…

Trong một diễn biến khác, cũng liên quan đến xu hướng cởi mở về chủ trương, chính sách, lại có những quan niệm “cởi” không tài nào hiểu nổi. Như đề nghị “cho phép chạy chức chạy quyền” của ông tiến sĩ lãnh đạo một Viện chuyên nghiên cứu về quản lý hành chính vừa trả lời trên một tờ báo.

Đại ý theo ông này, cho dù có cấm thì nạn chạy chức chạy quyền vẫn diễn ra. Bởi thế, nên ban hành luật cho phép cán bộ “chạy” thoải mái, vừa phù hợp với cơ chế thị trường, lại vừa có lợi khi “chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được” (?!).

Có thể hiểu không nhầm rằng ông muốn khuyên nhà nước nên chấp nhận và khuyến khích việc “mua quan bán chức”! Không lẽ đồng tiền được dùng làm đơn vị để đong đo phẩm chất người lãnh đạo ? Có nhiều tiền (để chạy) là sẽ có ngay học thức, tài năng, uy tín, tâm huyết trách nhiệm, và có được sự tôn trọng, hài lòng của dân?! Để chạy được chức tước, giá sàn, giá trần sẽ là bao nhiêu?

Chỉ là đề xuất đơn lẻ, nhưng đây lại mở ra cho thấy phần bên trong cái đầu của không ít vị được coi là “bộ óc” tham mưu chính sách hiện nay. Nên không khó hiểu, rằng vì sao nhiều chủ trương, quy định cứ phải đem ra gọt mài, sửa chữa.

  • 145
  • By Admin
  • 15/04/2013
  • 17