Quản lý nhà của cơ quan nhà nước như thế nào?
Sau đó người cậu dùng số tiền sang nhượng đi mua nhà, nhập hộ khẩu và cư trú tại đó (người cậu chưa từng đăng ký hộ khẩu tại nơi đã sang nhượng). Bạn tôi có hộ khẩu tại phần diện tích chừa lại trên, và trực tiếp sử dụng căn nhà này từ năm 1977 đến nay, có đóng thuế nhà đất (1992-1997), đứng tên hợp đồng với các công ty cung cấp điện, nước và điện thoại. Tôi muốn hỏi:
1/ Cậu của bạn tôi là người thuê nhưng không trực tiếp sử dụng nhà mà là bạn tôi. NQ 755 chỉ đề cập đến người trực tiếp sử dụng, như vậy theo NQ này ai là người được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?
2/ Năm 2004, chủ sử dụng nhà thuộc SHNN được ký HĐ thuê nhà 24 tháng (trước 18-4-2005 - ngày NQ 755 có hiệu lực thi hành). Mãi đến năm 2006 (sau ngày 18-4-2005) mới nhận được QĐ hợp thức hóa cho thuê và sử dụng nhà. Như vậy có được xem là: nhà đã quản lý nhưng thực tế chưa quản lý, chưa bố trí sử dụng? (vì nhận QĐ sau ngày NQ 755 có hiệu lực thi hành).
(Thiennhan@...)
- Trả lời của luật sư Phan Thanh Thy:
Bạn không nêu rõ căn cứ trong quyết định quản lý nhà năm 1994. Tuy nhiên, việc quản lý nhà của cơ quan nhà nước là có cơ sở vì, (1) chủ nhà đã liên tục không trực tiếp quản lý nhà từ năm 1975 - 1994; (2) người trực tiếp sử dụng không phải là chủ sở hữu nhà. Như vậy, nhà thuộc quyền sở hữu nhà nước là có cơ sở pháp lý. Khi cơ quan quản lý nhà ký kết hợp đồng thuê với người cậu được hiểu là đã bố trí sử dụng (Vì cơ quan quản lý nhà quyết định dùng nhà này vào mục đích cho thuê).
Nhà này đã có quyết định quản lý và đã bố trí sử dụng nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị quyết 755.
Năm 1994, khi thực hiện quyết định quản lý nhà đất. Cơ quan có thẩm quyền đã kiểm kê nhà, đất và ghi nhận người thực tế quản lý, sử dụng nhà này. Người cháu là người trực tiếp quản lý, sử dụng. Do đó, được cơ quan quản lý nhà ưu tiên ký hợp đồng thuê nhà nhà nước.
Nhưng thực tế người cậu là người thuê nhà. Việc người cậu đứng tên trong hợp đồng thuê nhà với cơ quan quản lý nhà, bạn của bạn nên xem xét lại. Vì có thể tại thời điểm ấy các vấn đề liên quan đến căn nhà giữa cháu và người cậu có thỏa thuận gì không, đối tượng của quyết định quản lý nhà là ai, ai là người sử dụng pháp lý nhà (người khai trình)… hoặc giữa người cháu và người cậu có thỏa thuận về ai là người đứng tên thuê nhà...
Trường hợp này bạn nên liên hệ với cơ quan quản lý nhà đề nghị xem lại vụ việc ký hợp đồng thuê với người cậu. Nếu có thể, bạn của bạn đề nghị cơ quan quản lý nhà thay đổi chủ thể hợp đồng thuê nhà (với người trực tiếp có hộ khẩu tại căn nhà này từ năm 1977) để cơ quan quản lý nhà có cơ sở xem xét.
LUẬT SƯ PHAN THANH THY
(Văn phòng luật sư Hữu Luật)
Theo Tuổi trẻ Online
- 332
- By Admin
- 03/09/2008
- 17