Phương pháp xác định giá đất
Trong khi đó, nhà nước chỉ trả cho chúng tôi hơn 10 triệu đồng/m2. Tôi thấy mức giá này là không hợp lý, tuy nhiên, khi thắc mắc chúng tôi được trả lời đây là giá đất theo quy định của thành phố. Vậy tôi xin hỏi, nhà nước quy định giá đất dựa trên tiêu chí nào? - Hoàng Hải Yến (Hoàng Mai-Hà Nội)Trả lời:
Giá đất là do UBND cấp tỉnh quyết định để làm căn cứ tính giá trị quyền sử dụng đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế quy định tại Điều 39, Điều 40 của Luật Đất đai năm 2003. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất thì có 2 phương pháp: Phương pháp so sánh trực tiếp và Phương pháp thu nhập.
Phương pháp so sánh trực tiếp được áp dụng để định giá đất khi trên thị trường có các loại đất tương tự đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất so sánh được với loại đất cần định giá. Phương pháp thu nhập chỉ áp dụng để định giá cho các loại đất xác định được các khoản thu nhập mang lại từ đất.
Căn cứ vào tình hình cụ thể về thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hồ sơ về các loại đất, số liệu đã thu thập, UBND cấp tỉnh lựa chọn phương pháp xác định giá cho phù hợp;
Bạn cho rằng giá bồi thường về đất cho gia đình bạn không sát với giá thực tế đã chuyển nhượng tại khu vực bạn đang ở là đúng, bởi giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của loại đất tương tự sử dụng để phân tích, so sánh với loại đất cần định giá phải là giá chuyển nhượng quyền sử dụng sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường.
Giá chuyển nhượng quyền sử dụng sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường tại một thời điểm xác định được hiểu là số tiền Việt Nam tính trên một đơn vị diện tích đất theo từng mục đích sử dụng hợp pháp, được hình thành từ kết quả của những giao dịch thực tế đã hoàn thành, mang tính phổ biến giữa người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng trong điều kiện thương mại bình thường, không chịu tác động của các yếu tố gây tăng hoặc giảm giá đột biến không hợp lý, như: đầu cơ, thiên tai, địch họa, khủng hoảng kinh tế, tài chính, thay đổi quy hoạch, chuyển nhượng trong tình trạng bị ép buộc, có quan hệ huyết thống hoặc có những ưu đãi và những trường hợp khác do Bộ Tài chính quy định.
LS Bạch Tuyết Hoa - VPLS Phúc Thọ
(Theo ANTĐ)
- 149
- By Admin
- 12/03/2011
- 17