Phụ gia xây dựng thông minh nâng cao tuổi thọ công trình
Trong cán sàn và trát tường, các phụ gia thế hệ mới được thiết kế cho các mục đích sử dụng trong nhà hay ngoài trời với các tính năng chịu tải trọng cao (tiêu chuẩn TCNA) trên cả mặt sàn, trần hay mặt đứng. Có thể kể đến sản phẩm L226 với phụ gia L3701, của tập đoàn Laticrete Hoa Kỳ, nhờ có latex lỏng mà loại vữa này có độ bền cao, kết dính, dễ thi công với dụng cụ thông thường, khả năng chịu nước tốt, phù hợp với cả nơi ngập nước và nhiều loại gạch khác nhau. Được pha trộn trước nên tiết kiệm thời gian thi công.
Một công trình có sử dụng các phụ gia xây dựng thông minh
Nhiều người chờ đợi một dòng keo ốp lát mới có thể chịu tải trọng cao, khả năng kết dính cao và phù hợp với nhiều loại gạch, đá ốp, kể cả loại nhạy cảm với nước. Loại vữa mỏng latex L4237 hay vữa gốc epoxy như Latapoxy 300/310 mới không chỉ có độ kết dính lên đến 4.2 Mpa mà còn áp dụng được trên hầu hêt các bề mặt khó như thép không gỉ, thép tôi, kính, tường khô (thạch cao, xi măng, gỗ dán) hoặc bề mặt đã ốp lát sẵn. Nhờ khả năng kết dính siêu việt, người ta có thể áp dụng phương pháp ốp điểm ngay cả với miếng đá ốp lớn (lên đến 75kg) mà chỉ cần điểm ốp bao phủ 10% diện tích bề mặt. Đây cũng là giải hiệu quả cho các mặt ốp khó ở trần, mái vòm với các yêu cầu kỹ thuật cao. Thời gian khô nhanh nên có thể làm mạch chỉ sau 2 giờ và di chuyển nhẹ trên mặt sau 6 giờ ốp. Riêng Latapoxy 310 có thể đông kết ở dưới nước.
Xu hướng thay vữa bắt mạch bằng các loại keo làm mạch gốc epoxy giúp cho việc thi công trở nên đơn giản. Keo còn chống bẩn, kháng hóa chất, tăng tính đàn hồi, giảm tỉ lệ hút ẩm nên giảm tình trạng thăng hoa vật liệu. Trong sản phẩm L1500/1600 hoặc L2000, nhà sản xuất còn thiết kế để mạch có khả năng kháng nấm mốc, giữ nguyên màu sắc hoặc chống lại các yếu tố thời tiết khi sử dụng ngoài trời. Đặc biệt L2000 được dành riêng cho các công trình ngành thực phẩm với khả năng kháng axit, không màu, đàn hồi cao hơn, chịu nhiệt độ cao, tải trọng lớn và không bị tấn công bởi vi khuẩn.
Phụ gia thông minh được sử dụng nhiều trong xây dựng dân dụng
Công tác xử lý thấm dột tại các vết nứt do co ngót vật liệu trong các công trình xây dựng luôn là vấn đề gây đau đầu cho các kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng. Thường thì mặt tiếp xúc với nước thường co giãn nên cần một loại chống thấm có thể đàn hồi. Hầu hết các sản phẩm chống thấm từ trước đến nay mới chỉ giải quyết được các vết nứt sau khi đã ổn định (vết nứt tĩnh), mà chưa xử lý được đối với các vết nứt còn tiếp tục phát triển hoặc biến đổi (vết nứt động). Vì vậy, rất nhiều công trình mặc dù đã xử lý thấm dột, chỉ một thời gian sau, lại tiếp tục bị thấm do các vết nứt tiếp tục phát triển.
Dòng sản phẩm màng chống thấm Hydro Ban(L Hydro Ban, Hydropel, L9235) được coi như một bước đột phá mới trong ngành công nghiệp chế tạo vật liệu chống thấm, chất tạo màng phủ bề mặt và chất bịt kín. L Hydro Ban có tính đàn hồi cao, tạo ra một lớp vỏ bọc có độ dính cao, độ đàn hồi tốt phù hợp để chống thấm cho các công trình xây dựng có những vết nứt chưa ổn định. Nếu vết nứt tiếp tục phát triển thì lớp chống thấm sẽ tự đàn hồi và co dãn theo, bịt kín vết nứt. Vì thế người ta còn gọi đây là chất chống thấm động.
Sau thi công 4-6 giờ là bề mặt đã khô, có thể đi lại nhẹ trên bề mặt. Đặc biệt có thể ốp lát trực tiếp trên bề mặt chống thấm. Ngoài ra, dòng sản phẩm có chất chống khuẩn microban này có thể thi công trực tiếp trên bề mặt kim loại, không có dung môi hòa tan và không cháy nên thích hợp với các môi trường có hóa chất, nhiệt độ cao, và yêu cầu chống khuẩn. Tải trọng cao theo tiêu chuẩn ASTM C627, thích hợp với bể bơi lớn, bồn nước.
Yếu tố nhiệt đới hóa đã được nhà sản xuất tính đến để sản phẩm phù hợp với điều kiện khí hậu và thời tiết ở Việt Nam. Vì vậy việc đưa các phụ gia thông minh như trên vào ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng ở Việt Nam có ý nghĩa rất to lớn về mặt kỹ thuật, nâng cao tuổi thọ cho các công trình, tiết kiệm chi phí và loại bỏ được những vấn đề đau đầu cho các kiến trúc sư cũng như các kỹ sư xây dựng hiện nay.
(Theo Vietnamnet)
- 268
- By Admin
- 03/08/2010
- 17