• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Phát triển thị trường BĐS Hà Nội: Tạo khung cho quy hoạch

Báo DĐDN có cuộc phỏng vấn bà TS. KTS Đỗ Tú Lan - Phó Cục trưởng - GĐ Ban quản lý dự án phát triển đô thị - Bộ Xây dựng xung quanh vấn đề này.

- Thời gian qua ở Hà Nội đã có nhiều dự án do các chủ đầu tư tự thực hiện, tạo nên bức tranh không đồng bộ về kiến trúc. Nhìn nhận của bà về vấn đề này?

Thực tế, khi có hạ tầng khung rồi thì các dự án thành phần trong mỗi khu vực được khớp vào một cách đồng bộ sẽ không có vấn đề gì. Nhưng do giai đoạn vừa qua, hạ tầng khung đầu tư không kịp với quy hoạch, trong khi luật thì Nhà nước lại cho phép DN triển khai. Tuy nhiên đây cũng là mặt tích cực, vì nó làm năng lực phát triển đa dạng cho TP, chứ nếu áp đặt quá thì hạn chế sáng tạo. Nhưng một mặt khác nếu Nhà nước không có những hướng dẫn và kiểm soát tốt thì sẽ dẫn đến tình trạng “muôn hoa đua nở” tạo ra sự không đông bộ về kiến trúc. điều này cần sự quản lý ở các cấp chính quyền.

Trong luật cũng quy định quy hoạch chi tiết 1/2000 là quy hoạch chi tiết cho những khu vực gọi là để quản lý khung, sau này trong luật quy hoạch mới đây gọi là quy hoạch phân khu. Trong nguyên tắc phân khu ấy, nhà đầu tư nào dù có lập quy hoạch chi tiết thì cũng phải đi theo quy định, quy hoạch chung, đi theo chế tài của quy hoạch phân khu.

- Luật là như vậy, nhưng trên thực tế nhiều khi quy hoạch khung lại chưa đi trước một bước?

Đó là bất cập nảy sinh do sự phát triển nhanh. Tiến tới đây TP cũng phải tập trung rất nhanh chóng đề có những quy hoach phân khu, và có những chế tài trước thì mới có thể “điều khiển” được vấn đề này. Còn nếu cứ để tình trạng cho phép nhà đầu tư tự được quy hoạch, tự được duyệt phần thiết kế trước khi  có quy hoạch chung thì khắc phục hậu quả sẽ rất khó khăn. Đây là vấn đề mà TP cũng phải lường trước.

- Theo bà, trong thời gian tới Nhà nước cần có giải pháp gì về quy hoạch để có thể quản lý  cũng như những định hướng tốt hơn cho thị trường BĐS?

Để có thể phát triển thị truờng BĐS phát triển lành mạnh và bền vững, tôi cho rằng công tác quy hoạch  khung cũng như khu vực phải đồng bộ. Kèm với nó là các cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực một cách chủ động, không để tình trạng có ngân sách đến đâu thì làm đến đấy.

Ngoài ra, cần có cơ chế xúc tiến đầu tư bên cạnh việc công khai về thông tin, cạnh tranh lành mạnh. Có nghĩa là rất cần thiết phải đấu thầu dự án, đấu thầu quỹ đất có giá trị khác nhau. Tôi lấy ví dụ như trong quy định khung giá đất hiện nay, Chính phủ, TP đang quy định đi theo con đường lớn, con đường nhỏ, nhiều khi cũng chưa chính xác, bởi con đường lớn ở quận này khác quận kia...

- Nhiều nhà đầu tư cho rằng Nhà nước nên tạo những quỹ đất sạch sau đó đấu giá dự thầu công khai. Nhà nước, nhân dân, doanh nghiệp cùng được hưởng lợi. Theo bà ý kiến này như thế nào?

Thực ra, nếu Nhà nước mà tạo ra những quỹ đất đó rồi mới bắt đầu cho đấu giá thì nó sẽ có hai mặt. Bởi vì khi Nhà nước tạo ra quỹ đất sạch mà mình không tạo ra một cơ chế chính sách hợp lý, chưa nhìn thấy sự tham gia quyền lợi của người dân ở đó như thế nào mà tạo ra một cơ chế áp đặt để đưa người dân ở đó đi là không phù hợp. Còn nếu như tạo khu đất sạch tạo điều kiện cho đấu thầu, thì góc độ tích cực là rất thuận lợi cho các nhà đầu tư, tạo nên kích thích và phát triển dự án nhanh.

- Xin cảm ơn bà!

(Theo DDDN)

  • 135
  • By Admin
  • 31/07/2010
  • 17