• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Paris: Thị trường bán lẻ “hot” nhất toàn cầu

Báo cáo quý I-2014  của CBRE, thị trường bán lẻ toàn cầu đạt tăng trưởng 1.7%. Hơn một nửa doanh nghiệp bán lẻ hiện đều thuộc 3 châu lục lớn nhất: châu Mỹ, khu vực Trung Đông châu Âu và Châu Phi (Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) cùng khu vực châu Á Thái Bình Dương đều có những bước tăng trưởng đáng kể trong quý I vừa qua.

Top các thị trường bán lẻ trên thế giới (theo CBRE- quý I-2014)

Với số lượng doanh nghiệp mới tăng 26%/năm, Paris được biết đến là một trong những thành phố có sức hút lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay với hơn 50 doanh nghiệp bán lẻ mới gia nhập vào thị trường hàng năm, trong đó 10 doanh nghiệp là các thương hiệu thời trang thương mại cao cấp. Paris đã thu được rất nhiều lợi nhuận từ 3 trung tâm thương mại mới kể từ năm 2013 và ngay tại các con phố thương mại sầm uất nơi đây đã cám dỗ được các thương hiệu lớn nhất toàn cầu. Cuộc cạnh tranh dữ dội giữa các con phố thương mại này chủ yếu là do nhu cầu tăng cao từ khách du lịch, đặc biệt là du khách đến từ Trung Quốc.

Pháp cũng được tôn vinh trở thành một trong những quốc gia có thị trường bán lẻ “nóng” nhất, vượt cả Nhật Bản và Hong Kong. Thị trường BĐS Pháp đã lấy lại được vị thế của mình trên thị trường BĐS thế giới. Paris không phải là thị trường duy nhất được nhiều doanh nghiệp hướng đến; các doanh nghiệp bán lẻ cũng chọn 9 thành phố khác của Pháp để mở cửa hàng.

Tokyo là thành phố có sức hút thứ hai, số lượng doanh nghiệp gia nhập quốc gia này tăng gấp đôi so với 2013. Điều này chứng tỏ nền kinh tế Nhật Bản đang phục hồi hết sức vững chắc. Hong Kong và Abu Dhabi trở thành thị trường “nóng” thứ 3 và thứ 4 với số lượng doanh nghiệp mới gia nhập thị trường lần lượt là 43 và 42 doanh nghiệp.

Luân Đôn hiện trở thành ngôi nhà chung quy tụ các thương hiệu đẳng cấp quốc tế nhiều hơn bất kì thành phố nào khác với hơn 31 doanh nghiệp gia nhập thị trường trong năm qua. Các thành phố khác nằm top 10  thành phố có sức hút với các doanh nghiệp bán lẻ gồm có Bắc Kinh, Moscow, Thượng Hải, Frankfurt, Taipei và Singapore.


Ông Luis Martin- Giám đốc cấp cao của CBRE tại Ả Rập

Ông Luis Martin- Giám đốc cấp cao của CBRE tại Ả Rập cho hay: “Triển vọng cho việc phát triển nền kinh tế tại khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ chính là nhờ vào việc các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu thế giới sẽ tái tập trung kế hoạch mở rộng của họ vào các thị trường đang phát triển và trưởng thành cũng như các thị trường bán lẻ lớn trên thế giới như Paris, Tokyo, Luân Đôn và Berlin. Các doanh nghiệp bán lẻ cũng phải tập trung vào phục hồi thị trường chung châu Âu, châu Á và Nam Mỹ. Sự phát triển của các trung tâm thương mại toàn cầu tại thời điểm hiện tại là vô cùng mạnh mẽ và sẽ mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ gia nhập vào thị trường, đặc biệt là tại châu Á, Mỹ Latinh và Đông Âu.”

Các doanh nghiệp bán lẻ đến từ Mỹ là các doanh nghiệp lớn và đông nhất thế giới, rải rác tại 3 châu lục lớn và chiếm 80%, các doanh nghiệp bán lẻ Châu Âu chiếm 48% và 25% là các doanh nghiệp bán lẻ châu Á Thái Bình Dương.  Sự trưởng thành và lớn mạnh của thị trường Mỹ đã khuyến khích thêm các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động xuyên quốc gia giúp nền kinh tế tăng trưởng tốt. Khoảng 40% các doanh nghiệp bán lẻ Mỹ đang mở rộng thị trường ra Ả Rập, 35% mở rộng ra châu Á và chỉ 18% mở rộng ra các quốc gia khác trong khu vực châu Mỹ.

Ông Naveen Jaggi- giám đốc điều hành dịch vụ bán lẻ tại CBRE cho biết sự trưởng thành và lớn mạnh của thị trường Hoa Kỳ đang tạo động lực cho các doanh nghiệp bán lẻ đầu tư ra các thị trường nước ngoài để có cơ hội phát triển nhanh hơn. Tính tới thời điểm hiện nay thì các doanh nghiệp bán lẻ Mỹ vẫn là doanh nghiệp chủ động và năng động nhất trong các kế hoạch phát triển mở rộng.

Bảo Bình (Lược dịch)

  • 161
  • By Admin
  • 02/06/2014
  • 17