Ổn định thị trường bất động sản: Chờ đến... 2009
Giá rao bán căn hộ tại Hà Nội đã giảm từ 15% đến 25% so với quý IV năm 2007 do lãi suất ngân hàng cao và điều kiện cho vay chặt chẽ hơn, vượt quá khả năng của các nhà đầu tư tư nhân.
Ngoài ra, đầu tư tài chính vào BĐS hiện đã trở nên kém hấp dẫn và kém đảm bảo so với mức lãi suất huy động tiền gửi hiện tại của các ngân hàng.
Các sản phẩm do các chủ dự án cung ứng ra thị trường dường như không có định hướng rõ ràng về phân khúc thị trường - đặc biệt là từ những Cty non trẻ hoặc chưa nhiều kinh nghiệm mà sức mạnh kinh doanh chủ yếu của họ phụ thuộc vào việc sở hữu một quỹ đất dồi dào.
Đầu tư vào chiến lược phát triển sản phẩm và nghiên cứu thị trường đang bị nhiều nhà đầu tư trong nước bỏ qua.
Theo dự báo của chúng tôi, đến cuối năm 2009 hoặc đầu năm 2010 khi các yếu tố của nền kinh tế vĩ mô dự kiến sẽ ổn định, với sự hỗ trợ của các chính sách mới như quyền sở hữu căn hộ của người nước ngoài và xoá bỏ giới hạn về số lượng nhân viên nước ngoài, thị trường căn hộ sẽ sôi động trở lại sau giai đoạn “hạ nhiệt” tạm thời này.
Khác với thị trường căn hộ, thị trường văn phòng và bán lẻ đang trải qua giai đoạn mất cân bằng giữa cầu cao và cung hạn chế. Nhu cầu về diện tích cao cấp tăng cao.
Giá thuê văn phòng bị đẩy lên cao do thiếu hoặc không có diện tích trống. Trong khi đó, cùng với chính sách thắt chặt cho vay của các ngân hàng thương mại, tăng lãi suất tiền gửi và chi phí xây dựng, nhiều chủ dự án hiện đang đánh giá lại, đẩy lùi tiến độ hoặc thậm chí từ bỏ các dự án phát triển của mình.
Dự kiến các yếu tố này sẽ kéo dài thời gian mất cân đối giữa cung và cầu so với thời gian dự báo của chúng tôi trong năm 2007. Mặc dù thị trường sắp có một lượng cung đáng kể như Tháp BIDV, Khách sạn Hà Nội Plaza, toà nhà Landmark… nhưng tình trạng cầu cao hơn cung có thể còn tiếp diễn cho đến tận năm 2012.
Đối mặt với những khó khăn này, chúng tôi đang chứng kiến một số các nhà đầu tư đang kêu gọi thêm đối tác cùng đầu tư để tăng cường huy động vốn; một số người còn buộc phải chuyển nhượng quyền phát triển dự án cho người khác.
Đây là cơ hội vàng cho những nhà đầu tư có kinh nghiệm, vốn và sự hiểu biết về thị trường để giành lấy các dự án đầu tư trung và dài hạn tại Việt Nam.
Vốn FDI đăng ký đạt 14,7 tỷ USD từ đầu năm đến nay, tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái đã khẳng định rằng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn lạc quan về tương lai lâu dài và tiềm năng của Việt Nam.
Theo DĐDN
- 244
- By Admin
- 11/06/2008
- 17