• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Nơi xuất phát chiến lược & quyền lực

Nhưng dù người có cấp bậc nào sẽ ngồi và làm việc trong khu vực này, yêu cầu nhất thiết vẫn là một không gian độc lập,  độc lập dành cho những suy nghĩ chiến lược.

Khách hàng khi tìm đến các nhà thiết kế nội thất thường đưa ra các yêu cầu cho vị trí của phòng này trong bố cục chung của công ty như sau: “phòng Giám đốc của chúng tôi cần được đặt ở vị trí tốt nhất, có cửa sổ mở ra một tầm nhìn đẹp, gần phòng họp hoặc có lối đi thuận tiện nhất đến phòng họp...”.

Theo các số liệu thống kê về diện tích, phòng Giám đốc, đặc biệt là Giám đốc của các văn phòng nằm trong cao ốc, có diện tích trung bình không lớn, chỉ trong khoảng từ 17m2 đến 26,5m2. Các phòng Giám đốc bên ngoài các cao ốc đôi khi có diện tích lên đến 45m2. Nhưng nhìn chung, với diện tích trung bình 22m2, các nhà thiết kế nội thất đã có thể xoay xở để tìm ra một số giải pháp mặt bằng hợp lý.

Với chỉ ngần ấy không gian làm việc, nhà thiết kế nội thất phải sáng tạo để đáp ứng một nhu cầu là có đầy đủ công năng cho hoạt động đầu não của một công ty. Ðó là có một mặt bàn rộng, một bàn phụ thông thường cũng chính là bàn để máy vi tính và bàn phím, hệ thống lưu trữ hồ sơ... Sáng tạo trong các hình dạng và các phương thức phối hợp trên nền vật liệu thông thường là màu gỗ sang trọng, cùng với chiếc ghế xoay lưng cao chất liệu vải hoặc da, tạo nên một khu vực làm việc đẹp và hoàn chỉnh.

Phục vụ cho nhu cầu tiếp khách bên ngoài và trao đổi nội bộ, ngoài hai ghế tiếp khách được gắn trước bàn làm việc, các nhà thiết kế luôn cố gắng thu xếp một “phòng họp nhỏ” - thông thường là một bàn tròn với vài ghế cao hay hai chiếc ghế bành.

Trong thực tế, thật ít khi tìm được một khách hàng có mặt bằng đủ để phát triển những không gian phòng Giám đốc lớn. Nhưng mỗi lần có được may mắn này, nhà thiết kế có thể mang lại cho người sử dụng nhiều tiện ích trong một không gian thật đẹp và đầy không khí quyền lực. Hàng loạt các công năng sẽ được bổ sung cho các phòng “VIP” này như tủ treo áo veston, kệ tivi hoặc trưng bày các kỷ niệm chương.

Trong hầu hết các phương án nội thất phòng Giám đốc, người thiết kế và nhà đầu tư thường gặp nhau trong một không gian đầy sắc gỗ truyền thống: ấm áp với các màu gỗ vân nâu tối hoặc trẻ trung hơn với sắc gỗ vàng sáng. Từ sắc màu chủ đạo đó, màu tường cũng thường được xử lý với các màu sơn ấm áp hoặc các loại giấy dán tường sang trọng.

Vật liệu làm nên cho khu vực này chủ yếu được chọn lọc từ hai chất liệu chính là gỗ hoặc thảm. Cả hai chất liệu này luôn tạo cảm giác vững chãi cho các phần kiến trúc bên trên nên thường được sử dụng khá thuần nhất, tất cả từ vật liệu đến màu sắc, sự hòa hợp của các gam màu ấm và chắc chắn đó như khẳng định một quyền lực của người sở hữu không gian.

Phục vụ cho nhu cầu tiếp khách bên ngoài và trao đổi nội bộ, ngoài hai ghế tiếp khách được gắn trước bàn làm việc, các nhà thiết kế luôn cố gắng thu xếp một “phòng họp nhỏ” - thông thường là một bàn tròn với vài ghế cao hay hai chiếc ghế bành.

Một “phòng sếp” đẹp không thể thiếu các chi tiết trang điểm được chọn lọc kỹ với cùng một phong cách và tư tưởng sáng tạo. ở đây, ta vẫn thường bắt gặp một chậu cây xanh mạnh mẽ, một bức tranh hoành tráng trên tường, một cái đèn bàn...

Thông thường, yêu cầu của một không gian kín đáo thường dẫn đến một “cái hộp” ngột ngạt mà trong đó các nhà thiết kế nội thất sẽ giam “trái tim” của một công ty. Giải quyết khó khăn này là các thủ thuật sáng tạo kết hợp các vách ngăn kính trong nhưng được phủ bởi các phim mờ ngăn được không gian bên trong, đồng thời, mang lại hiệu quả rộng, thoáng cho các khu vực hành lang tiếp giáp bên ngoài.

Nghệ thuật xử lý ánh sáng trong một “phòng sếp” là một kỳ công của các nhà thiết kế nội thất. ánh sáng phải đảm bảo vừa đủ lung linh làm tăng vẻ đẹp của từng chi tiết nội thất, của cả người chủ văn phòng và những người khách mời khó tính, nhưng đặc biệt phải đảm bảo thật đủ sáng cho khu vực ngồi làm việc.


Nguyễn Kim Trọng (Theo tạp chí Kiến trúc Việt Nam)
  • 382
  • By Admin
  • 18/02/2009
  • 17