Những trường hợp bị thu hồi GCN quyền sử dụng đất?
Vừa qua, tôi xin cấp phép xây dựng nhà và đang thi công thì bị người hành xóm khiếu nại lên UBND huyện về việc UBND huyện cấp không đúng diện tích đất cho tôi. Quá trình xem xét giải quyết khiếu nại, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã ra thông báo về UBND xã thu hồi GCN của tôi để làm thủ tục đính chính lại diện tích đất. Tôi băn khoăn không biết theo quy định của pháp luật thì những trường hợp nào sẽ bị thu hồi GCN và trường hợp của gia đình tôi bị thu hồi như vậy có đúng quy định của pháp luật không. (Bà Lã Thu Hường - Ứng Hòa, Hà Nội)Trả lời:
Bà nhận chuyển nhượng đất và đã được cấp GCN nên theo quy định của pháp luật thì bà là chủ sử dụng hợp pháp đối với diện tích đất mà bà đã nhận chuyển nhượng. Do đó, bà được quyền sử dụng diện tích đất bà được cấp theo đúng mục đích mà pháp luật đã quy định. Trường hợp của bà đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp bằng việc cấp GCN nên theo các quy định của pháp luật đất đai thì việc thu hồi đất đối với trường hợp đã cấp GCN cho người đang sử dụng đất ổn định được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã được thi hành, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 142 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành Luật Đất đai, đó là thu hồi GCN trong trường hợp cấp đổi GCN; sạt lở tự nhiên đối với cả thửa đất; có sự thay đổi ranh giới thửa đất mà phải cấp mới GCN; thu hồi GCN trong trường hợp thu hồi đất theo quy định tại Điều 38 của Luật Đất đai.
Như vậy, trường hợp của gia đình bà bị thu hồi GCN không thuộc một trong các trường hợp nêu trên nên việc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thu hồi GCN của gia đình ông là không đúng; do đó ông có thể làm đơn khiếu nại yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường để được xem xét, giải quyết.
Việc người hàng xóm của ông có tranh chấp về quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp về ranh đất với gia đình ông thì ông có thể gặp người hành xóm trao đổi, thương lượng giải quyết để xác định cụ thể diện tích đất thuộc quyền sử dụng của mỗi bên cũng như xác định và phân định ranh giới rõ ràng. Với cách làm như vậy, ông có thể giải quyết được vấn đề mà vẫn giữ được tình cảm xóm làng. Trường hợp người hàng xóm không có thiện chí giải quyết với bà bằng việc thỏa thuận, thương lượng thì họ có thể làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết.
(Theo PLVN)
- 187
- By Admin
- 13/09/2011
- 17