• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Những thủ tục khởi kiện về chia di sản thừa kế

Chúng tôi đã ngăn cản và yêu cầu cô ấy ra khỏi nhà. Tuy nhiên, cô ấy đã không chịu, chúng tôi nộp khởi kiện ra Tòa yêu cầu giải quyết nhưng Tòa không thụ lý vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Vậy chúng tôi phải đưa ra cơ quan nào giải quyết? (Thanh Hoa; Email:thuyentruong - 031978@gmail.com).

Trả lời

Tại Khoản 2 Điều 136 Luật đất đai năm 2003 (LĐĐ) quy đinh: “Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:
 
a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng; b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng”.

Đối với trường hợp gia đình bạn đất sử dụng ổn định, lâu dài nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cũng không có những giấy tờ theo quy định tại Điều 50, do vậy tranh chấp này sẽ thuộc thẩm quyền ủy ban nhân dân.

Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn vẫn có thể khởi kiện ra Tòa được nhưng quan hệ pháp luật sẽ khác quan hệ pháp luật mà bạn đã khởi kiện tại Tòa án, cụ thể nếu như quan hệ pháp luật mà bạn đã khởi kiện tại Tòa là tranh chấp đất đai thì quan hệ pháp luật mà chúng tôi tư vấn bạn khởi kiện là quan hệ pháp luật về chia di sản thừa kế.
Theo bạn trình bày, bố mẹ bạn mất đi không để lại di chúc, ông bà nội ngoại của bạn mất trước bố mẹ bạn, di sản mà bố mẹ bạn để lại chia đều theo pháp luật. Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.
 
Đối chiếu quy định này thì hàng thừa kế của bố mẹ bạn sẽ là bạn và ba anh chị em của bạn. Như vậy, cô bạn không thuộc hàng thừa kế theo pháp luật của bố mẹ bạn, có nghĩa là cô bạn sẽ không được hưởng di sản thừa kế mà bố mẹ bạn để lại. Để đảm bảo quyền lợi cho mình các anh chị em bạn phải tiến hành thủ tục khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế, đồng thời yêu cầu Tòa án có biện pháp buộc cô bạn phải chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu của các bạn.

Luật sư Vũ Thị Hiên
(Theo Dantri)

  • 150
  • By Admin
  • 19/03/2012
  • 17