• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Những thủ tục khai nhận di sản thừa kế?

Trả lời

Chúng tôi không biết được các đồng thừa kế với mẹ bạn có tranh chấp gì về việc chia di sản thừa kế mà bà ngoại bạn để lại không, và người con của ông bà ngoại bạn mất đi đã có gia đình và có con chưa? Chúng tôi tư vấn như sau:

Trường hợp thứ nhất: Nếu tranh chấp về việc chia di sản thửa kế là ½ ngôi nhà thuộc sở hữu của ông bà ngoại bạn thì thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đã hết (quá 10 năm). Về nguyên tắc Tòa án sẽ không thụ lý, ai đang quản lý ngôi nhà này vẫn tiếp tục được quản lý. Mặt khác, vì đây là vụ án mà đương sự là người đang ở nước ngoài nên thẩm quyền giải quyết vụ án sẽ là Tòa án tỉnh nơi có bất động sản.

Tuy nhiên, Tòa án sẽ thụ lý và chia tài sản chung khi thỏa mãn quy định tại điểm a tiểu mục 2.4 phần I Nghị quyết số 02/NQ – HDTP Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán: “Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế nếu các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế”.

Trường hợp thứ hai: Nếu các thừa kế của bà ngoại bạn đều thống nhất về việc chia di sản là ½ ngôi nhà thuộc sở hữu ông bà ngoại bạn thì tất cả các thừa kế phải tới Phòng công chứng nơi có nhà đất để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Trường hợp người ở nước ngoài nếu không về được thì phải làm hợp đồng ủy quyền cho người khác thay mình tiến hành các thủ tục kê khai di sản thừa kế. Khi yêu cầu công chứng các thừa kế phải xuất trình những giấy tờ sau:

Giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở; Giấy chứng tử của bà ngoại bạn; của người con của ông bà ngoại bạn; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông bà ngoại bạn; giấy chứng nhận kết hôn của người con đã mất của ông bà ngoại (nếu đã có gia đình) giấy khai sinh của các thừa kế; hộ khẩu chứng minh nhân dân. Nếu người con đã mất của ông bà ngoại bạn đã có gia đình thì vợ, các con, bố của người đã chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người này, và họ sẽ được hưởng phần di sản mà người này được hưởng theo quy định của pháp luật, trong trường hợp người đó không kết hôn và không có con thì bố – tức ông ngoại của bạn sẽ được hưởng phần di sản mà người này được hưởng theo quy định của pháp luật. Hy vọng gia đình bạn sẽ tiến hành thủ tục kê khai di sản thừa kế.

Luật sư Vũ Thị Hiên
(Theo Dân trí)

  • 154
  • By Admin
  • 22/12/2011
  • 17