Những quy định của pháp luật về phân chia tài sản khi ly hôn
Trả lời
Theo khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân gia đình Việt Nam quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất”.
Như vậy nếu bạn có các chứng cứ chứng minh ½ số tiền mua mảnh đất mà hiện nay em chồng bạn đang đứng tên là tiền của hai vợ chồng thì ½ mảnh đất mà em chồng bạn đang đứng tên sẽ là tài sản chung của vợ chồng bạn, bạn sẽ được chia phần tài sản này khi ly hôn.
Tại khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân gia đình Việt Nam quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau: “Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác”.
Theo hướng dẫn tại điểm d Điều 11 Nghị quyết số 02/NQ-HDTP của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92) như sau: “Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai. Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác”.
Như vậy nếu vợ chồng bạn không thỏa thuận được ai trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con chứ không chỉ căn cứ vào thu nhập cao hay thấp của từng bên. Để được nuôi con bạn cần phải đảm bảo được các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần của con.
Luật sư Nguyễn Thị Phượng
(Theo Dantri)
- 225
- By Admin
- 19/04/2012
- 17