Những nguyên lý phong thủy quan trọng trong sắp xếp nhà ở
Nếu có có điều kiện tuân thủ đầy đủ những nguyên lý cơ bản sẽ đem đến cho gia đình một môi trường sống an lành, tài vượng.1. Vị trí phòng của các thành viên trong gia đình
Vị trí phòng riêng của mỗi người có ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần và vận mệnh của người đó nên các gia chủ khi xây nhà thường để ý rất kỹ. Đó là những hướng tốt nhất giúp các thành viên trong gia đình tránh được các tai nạn, hạn chế bất hòa.Tuy nhiên lại có rất nhiều lời khuyên khác cho cho việc này. Ví dụ, vị trí phòng theo địa vị trong gia đình sẽ được sắp sếp như sau:Hướng Tây Bắc – ông, bố , chủ gia đình.
Hướng Tây Nam – bà, mẹ, vợ (người đã có chồng).
Hướng Đông - con trai trưởng, người đàn ông, người trẻ tuổi.
Hướng Đông Nam - trưởng nữ, người phụ nữ, người trẻ tuổi.
Hướng Nam - thứ nữ, người phụ nữ trung niên.
Hướng Bắc - con trai thứ, người đàn ông trung niên.
Hướng Tây - người đàn ông trung niên, người phụ nữ.
Hướng Đông Bắc - hướng người thừa kế.
Lựa chọn theo hướng sẽ như sau: Phòng hướng Bắc yên tĩnh, phòng hướng Nam dễ chịu và sáng sủa, phòng hướng Tây báo trước sự suy bại mất của cải, phòng hướng Đông là hướng mặt trời mọc nên tượng trưng cho sự sinh tồn, phát triển.....
Tất nhiên, ngoài những nguyên tắc sắp xếp trên thì mỗi người lại có những hướng riêng phù hợp với mệnh của mình và khi lựa chọn hướng phòng, tốt nhất là lựa chọn hướng thích hợp với mình, để tìm được hướng phù hợp nhất sẽ rất khó nói, chỉ cần tương đối, có thể tránh được những tai nạn không cần thiết là được.
2. Âm – Dương trong trang trí nhà
Chất liệu và màu sắc của đồ nội thất trong nhà có vai trò quyết định khí năng thiên về Âm hay thiên về Dương nhiều hơn. Hiểu rõ điều này sẽ giúp gia chủ có phương pháp lựa chọn hiệu quả hay thay đổi khí năng phù hợp trong ngôi nhà. Theo phong thủy tính chất Âm – Dương của đồ vật dựa trên những đặc điểm:- Hình dạng: những vật hình tròn thường mang tính Âm nhiều hơn so với vật có góc cạnh (tuy nhiên vòng tròn là một ngoại lệ, tuy là hình tròn nhưng lại mang tính Dương nhiều hơn). Ngược lại, những vật có đường thẳng hoặc góc cạnh xét về hình thức sẽ mang tính chất Dương.
- Màu sắc: màu sắc mang tính âm nhiều đó là những màu xanh, xanh da trời, màu nhạt. Màu hồng, vàng, cam........thường mang tính chất Dương.
- Chất liệu: Những vật có bề mặt cứng, bóng, sáng đều có tác dụng làm cho khí năng lưu thông nhanh (tính Dương), thường là ở phòng khách như bàn tiếp khách, gạch lát sàn, kính.....Trong khi đó vật có bền mặt mềm mại lại làm giảm bớt sự lưu thông của khí năng trong nhà (tính Âm), thường là ở phòng ngủ như tấm thảm, rèm cửa sổ, khăn trải giường....tạo nên môi trường hài hòa, bình lặng phù hợp cho việc nghỉ ngơi.
3. Ngũ hành giao thông
Trong một ngôi nhà, không gian giao thông được coi là cầu nối giữa các vùng khí của toàn nhà với nhau. Phong thủy học chia làm 2 yếu tố cần lưu ý:Thứ nhất, bình ổn theo chiều ngang: không gian lưu thông theo phương ngang trong nhà cần xem xét từ ngoài vào trong, bắt đầu là hàng hiên hoặc tiền sảnh, kế đến là hành lang và những khoảng nối giữa các khu vực sinh hoạt trong nhà.
Nguyên tắc “Ngũ hành tương sinh” trong màu sắc có thể áp dụng để liên kết khi tổng thể toàn nhà, vì chính không gian giao thông là khu vực có khả năng liên kết tốt nhất với các màu sắc, đường nét chung - riêng với nhau. Có hai cách sử dụng màu sắc là đồng bộ hoặc tương phản. Đồng bộ để làm nên các trục dẫn truyền khi thông qua màu sắc, để khi tiếp cận nội thất người ta cảm nhận được ngay sự nhất quán từ ngoài vào trong. Còn tương phản để tách bạch những yếu tố đối nội - đối ngoại vốn khác nhau, cho chủ nhà và khách đến tự khám phá, ngạc nhiên
Thứ hai, phát triển theo chiều đứng: là đối với nhà phố, biệt thự nhiều tầng. Khi đó, cầu thang và giếng trời chính là nơi dẫn khí lưu thông theo chiều đứng giữa các tầng nên việc bố trí cầu thang hợp với phong thủy sẽ giúp trường khí trong nhà được cải thiện và thông suốt hơn.
KTS. Nguyễn Sỹ Triệu
Công ty CP ADkientruc
(Theo Dothi)
- 231
- By Admin
- 25/04/2011
- 17