• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Những cao ốc "ăn theo" tàu điện ngầm

>> Tàu “siêu nhanh”, dự án “siêu chậm”

Nhưng sự thật không phải như vậy. Có nhiều dấu hiệu cho thấy dự án bị chậm vì những lý do như: Cố tình giải tỏa để phục vụ cho các dự án cao ốc đã được “lên kịch bản” từ trước.

Thu hồi đất dự án này, giao cho… dự án khác

Sự thật thì không phải khu vực giải tỏa này sẽ thành đất công cộng, hành lang an toàn và công viên như báo cáo mà trên thực tế, người ta đã có kế hoạch biến nó thành vùng khuôn viên cây xanh của một dự án cao ốc 28 tầng. Dự án này nằm trên khu đất thuộc quản lý của Công ty Hải Thành thuộc Quân chủng Hải quân, nằm sát kề khu vực đất của 18 hộ dân ở đường Ngô Văn Năm, có diện tích 1.8269 m3, nhưng để thực hiện được, khu đất Hải Thành cần được “bổ sung” thêm hơn 300m2 làm khuôn viên cây xanh. Diện tích này "rơi "đúng vào phần đất của 18 hộ dân phải giải tỏa với lý do… phục vụ tàu điện ngầm.

Theo tài liệu mà chúng tôi có, Công ty Hải Thành đã làm hợp đồng giao khoán trọn gói cho một đối tác để xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất, xin đầu tư, xin duyệt quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng thành cao ốc 28 tầng với chức năng thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp. Chỉ riêng tiền thuế giao khoán tư vấn đã lên tới 5 triệu USD! Còn công văn số 4613 ngày 17-10-2007 của Sở Quy hoạch Kiến trúc Tp.HCM đã cung cấp thông tin cho Công ty Hải Thành khi công ty đề nghị Sở này cung cấp thông tin quy hoạch để xây dựng công trình tổ hợp cao ốc thương mại, văn phòng cho thuê. Nhiều công văn của Sở Quy hoạch Kiến trúc gửi Công ty Hải Thành đã thể hiện rõ chủ trương “bật đèn xanh” của thành phố cho Hải Thành và một số đối tác khác đứng sau thực hiện dự án này.

Trong khi khu vực Ngô Văn Năm còn chưa có quyết định thu hồi thì ngày 22-4-2008, chính quyền đã ra quyết định giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AK 383992, giao “khu đất vàng” gần 200m2 thuộc hành lang an toàn tuyến metro cho một đơn vị để thực hiện dự án trên. Tại sao lại có thể có chuyện vô lý, đất thu hồi của dự án tàu điện ngầm lại được giao sổ đỏ cho dự án cao ốc văn phòng?

Đến đây, có dấu hiệu cho thấy dự án tàu điện ngầm cũng tái diễn cách làm “lấy khuôn viên cây xanh chỗ này nuôi chỗ kia” của dự án này, tương tự việc dự án tòa nhà Vincom ở đường Lê Thánh Tôn, dù hệ số sử dụng đất thiếu khu vực cây xanh nhưng đã được “hợp thức hóa” bằng cách “dùng chung” khuôn viên của công viên Chi Lăng, khiến dư luận phản đối, phải “sửa sai” bằng một… hàng rào cây xanh(?).


Khu phố Ngô Văn Năm hiện có giá trị kinh tế rất cao ở Tp.HCM

Bắt phá nhà 2-3 tầng nhưng lại cho xây nhà… 18 tầng

Người dân bất bình và khiếu nại việc thu hồi đất là có cơ sở bởi họ không thể chấp nhận nghịch lý tồn tại ngay trên vùng đất thành phố đòi giải tỏa. Một mặt, suốt từ năm 2008 đến nay, chính quyền liên tiếp hối thúc các hộ dân di rời, “giải tỏa trắng” những ngôi nhà 2-3 tầng vì lý do bảo đảm an toàn cho tuyến tàu điện ngầm. Một mặt, từ đầu năm 2010 đến nay, chính quyền cũng “bật đèn xanh” cho một chủ đầu tư xây lên một tòa nhà cao 18 tầng ngay trên phố Ngô Văn Năm, cũng thuộc khu đất quản lý của Công ty Hải Thành, cùng khu vực với các hộ dân bị yêu cầu giải tỏa, để làm khách sạn, văn phòng cho thuê mà không hề nhắc đến lý do “an toàn” nào cả(?!). Chưa kể, nếu như nay mai, dự án cao ốc 28 tầng nữa tiếp tục mọc lên, thì khu vực hành lang an toàn tuyến Metro có rất nhiều nhà cao tầng, độ an toàn có cao hơn so với những ngôi nhà dân 2-3 tầng như hiện nay không?

Ngôi nhà 18 tầng trên khu đất của Công ty Hải Thành nêu trên thuộc dự án nào, chủ đầu tư là ai, ai cấp phép xây dựng mà lại ngang nhiên xây dựng ngay trong giai đoạn thành phố đang yêu cầu thu hồi đất giải phóng mặt bằng để an toàn cho dự án? Tại sao Tp.HCM không kiên quyết bảo vệ lí lẽ “an toàn tuyệt đối cho tuyến Metro” để cưỡng chế phá bỏ tòa nhà này trước khi yêu cầu di dời, dỡ bỏ những tòa nhà dân 2-3 tầng? Đây có phải là một ví dụ điển hình về công trình xây dựng trái phép giống như tòa nhà số 4 Đặng Dung ở Hà Nội từng gây xôn xao dư luận một thời. Ngay trên tuyến Metro, ngay trong giai đoạn cao điểm giải phóng mặt bằng để bảo đảm an toàn mà vẫn có công trình xây trái phép tới 18 tầng thì quả là một nghịch lý không thể chấp nhận! Đề nghị UBND Tp.HCM cần thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý vụ việc vi phạm này.

Còn nhiều bất cập khác như nguy cơ lãng phí trong sử dụng vốn vay ODA do chủ đầu tư thiếu trách nhiệm, yếu kém trong quy hoạch không gian ngầm, địa chất Tp.HCM... chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh cùng bạn đọc  trong các bài viết tới đây…

(Theo Tamnhin)

  • 171
  • By Admin
  • 01/09/2010
  • 17