Nhiều lý do khiến công trình “dần xây”
Cầu Rạch Lá đã xong, nhưng cung đường này vẫn còn xây dựng. Ảnh: T.Q |
Nhóm tác giả trên đã thực hiện 285 cuộc phỏng vấn các chuyên gia, nhà thầu trong ngành công nghiệp xây dựng, chủ yếu ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó, nhà thầu chiếm 43,3%, chủ đầu tư chiếm 33,3% và còn lại là tư vấn. Xét theo phân ngành, 75,9% là ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, 17,2% là nhóm thuỷ điện và công trình thuỷ lợi, 4,6% thuộc nhóm cầu đường và 2,3% là nhóm khác. Nghiên cứu trên công bố trên tạp chí Xây dựng dân dụng Hàn Quốc hồi tháng 6.2008.
Năm nguyên nhân chính
Lý giải nguyên nhân chậm tiến độ ở hai dự án cầu, đường Rừng Sác, Cần Giờ, theo công ty dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP.HCM và công ty Quản lý công trình cầu phà TP.HCM là do thiết kế thay đổi nhiều lần. Từ thiết kế ban đầu, mở rộng mặt đường từ 6m với hai làn xe lên sáu làn xe, TP.HCM cho phép chặt hơn 80ha rừng, chủ yếu là rừng tràm, đước, sú, vẹt… Sau thời gian thi công, công trình phải tạm ngưng để điều chỉnh mặt cắt ngang từ sáu xuống bốn làn xe, và khôi phục lại mảng xanh này. Đến tháng 6.2007, mặt cắt ngang đường Rừng Sác lại được điều chỉnh mở sáu làn xe theo như thiết kế ban đầu.
Yếu kém về thiết kế cũng là một trong các nguyên nhân khiến cầu Hoàng Hoa Thám phải nhiều lần dừng thi công vì thiết kế tĩnh không quá thấp.
Có ý kiến cho rằng, do năng lực của ban quản lý dự án cầu phà (công ty Quản lý công trình cầu phà TP.HCM) cũng như khả năng tài chính của nhà thầu, đơn vị thi công có hạn, nên các công trình cầu ở đường Rừng Sác chậm trễ tiến độ hơn hai năm so với dự kiến.
Hai nguyên nhân hàng đầu là năng lực quản lý thi công kém và năng lực quản trị dự án lần lượt do nhà thầu và tư vấn.
Vướng mắc mặt bằng
Nguyên nhân khiến tiến độ cầu Hoàng Hoa Thám, hay cầu vượt Gò Dưa bị chậm trễ có liên quan đến giải toả mặt bằng. Mới đây, đại diện khu quản lý giao thông đô thị khẳng định, do vướng một số hộ thuộc địa bàn quận 1 chưa bàn giao mặt bằng, nên không thể tiếp tục thi công cầu Hoàng Hoa Thám.
Dự án cầu vượt Gò Dưa còn hơn 70 hộ dân thuộc diện đền bù giải toả chưa chịu bàn giao mặt bằng. Những hộ dân này cho rằng, chính quyền địa phương khi thu hồi đất đã không thực hiện đúng pháp luật. Khi có quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng nút giao thông Gò Dưa của bộ GTVT, ngày 15.8.2003, UBND TP.HCM ra quyết định thu hồi, giao đất. Sau đó, ngày 25.2.2004, dự án này đã được thay đổi thiết kế, nhưng người dân không nhận được thông báo. Vì vậy, phó chủ tịch UBND TP.HCM, ông Nguyễn Thành Tài đã giao chủ tịch UBND quận Thủ Đức chủ trì cuộc đối thoại với dân, chậm nhất là đầu tháng 8.2008. Cuộc đối thoại vẫn chưa diễn ra tính đến thời điểm này.
Công trình đường Rừng Sác cũng chịu tác động do giải phóng mặt bằng chậm. Trong khi toàn tuyến về cơ bản đã hoàn thành việc xây dựng hạ tầng, nhưng vẫn còn nhiều hộ dân chưa thương lượng được giá đền bù. Một lãnh đạo UBND huyện Cần Giờ cho biết, có những đoạn UBND huyện đã bàn giao mặt bằng từ lâu, nhưng vẫn không thấy đơn vị thi công triển khai.
- 0
- By Admin
- 02/01/2009
- 17