• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Nhiều doanh nghiệp ngoài ngành tham gia xây dựng nhà ở xã hội

Nguồn lực phát triển nhà ở xã hội ngày càng đa dạng

Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, tính đến nay cả nước đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 98 dự án nhà ở xã hội. Trong đó có 35 dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp với quy mô xây dựng khoảng 18.950 căn hộ. Bên cạnh đió, hiện cả nước cũng đang tiếp tục triển 129 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 90 dự án dành cho người thu nhập thấp, tổng mức đầu tư khoảng 27.560 tỷ đồng với quy mô xây dựng khoảng 55.000 căn hộ (tính cả một số dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hôi đã được UBND các tỉnh, thành phố chấp thuận).

Ngoài những dự án đã đi vào sử dụng của các thương hiệu lớn ngành xây dựng như Vinaconex, Viglacera, Handico, Hud, Becamex IDC, Idico... còn có sự xuất hiện của các chủ đầu tư như Công ty CP Đầu tư và thương mại Thủ Đô, AZ Thăng Long, C.E.O Group, Công ty Địa ốc Hoàng Quân, Công ty CP Vạn Phát Hưng, Công ty Xây dựng và Thương mại Lê Thành, Công ty CP Đệ Tam, Công ty BIC Việt Nam, Công ty Phú Mỹ, Công ty CP Đức Khải, Sun Group, Công ty CP Vicoland, Công ty Xây dựng và thương mại Bắc Hà... góp phần nâng cao tỷ lệ nhà ở xã hội trong cơ cấu căn hộ chung cư mở bán trên thị trường. Nhiều chủ đầu tư tay ngang tham gia xây dựng loại hình nhà ở này là một tín hiệu tích cực bởi họ vừa có đất, vừa có khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn để xây dựng công trình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đa dạng hóa, xã hội hóa nguồn lực nhằm phát triển nhà ở xã hội.

nhà ở xã hội
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành tham gia xây dựng nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội không dành riêng cho doanh nghiệp xây dựng

Nhà ở xã hội là một chủ trương có ý nghĩa xã hội lớn của Đảng, Nhà nước và nhận được sự quan tâm không nhỏ của người dân. Vì thế, Chính phủ đã có hàng loạt các chính sách tích cực và tạo cơ chế, khuyến khích các doag nghiệp đầu tưu xây dựng các dự án này. Không phân biệt bất cứ loại hình doanh nghiệp nào, các chính sách ưu đãi trong phát triển nhà ở xã hội được áp dụng chung cho tất cả các chủ đầu tư trên mọi tỉnh thành của cả nước.

Về vấn đề này, ông Bùi Viết Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty AZ Land, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội AZ Thăng Long tại QL32, huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho biết, bên cạnh các ưu đãi được miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án; được miễn, giảm và hưởng các ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng theo quy định về thuế giá trị gia tăng... công ty ông còn được hỗ trợ lớn từ phía ngân hàng, tạo điều kiện về vốn cho cả khách hàng và chủ đầu tư để phát triển dự án này. Theo đó, ngân hàng BIDV - chi nhánh Tây Hà Nội đã ký kết và cam kết tài trợ 1.100 tỷ cho AZ Thăng Long. Đó là khoản tín dụng lớn nhất từ trước đến nay của BIDV trong gói 30 nghìn tỷ đồng hỗ trợ nhà ở. Với nguồn vốn tài trợ của BIDV cùng với vốn tự có của công ty sẽ đảm bảo được dòng vốn để triển khai dự án đúng tiến độ trong thời gian sắp tới.

Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ đô Đỗ Đức Đạt nhận định, theo quy định, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được dành 20% tổng diện tích đất ở được giao trong phạm vi dự án phát triển nhà ở xã hội (tính cả dự án sử dụng quỹ đất 20%) để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại. Do đó, công ty ông có thể tận dụng ưu đãi này nhằm bù đắp chi phí đầu tư, góp phần giảm giá bán, thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội và giảm chi phí dịch vụ quản lý, vận hành nhà ở xã hội sau đó.

Còn theo đại diện C.E.O Group, phát triển nhà ở xã hội nằm trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp. Đầu tư dự án nhà ở xã hội Bamboo, C.E.O Group mong muốn thực hiện tốt chiến lược trên và hơn nữa là giúp cho những người có thu nhập trung bình và thấp thực hiện giấc mơ sở hữu nhà.

  • 0
  • By Admin
  • 21/10/2014
  • 17