Nhiều doanh nghiệp BĐS lên kế hoạch phá giá
Ông Hoàng Văn Anh - Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà (SDU), thuộc Tập đoàn Sông Đà cho biết, SDU sẽ đẩy mạnh bán hàng theo hướng bán bằng giá thành hoặc thấp hơn giá thành để thu hồi vốn, đảm bảo hiệu quả.SDU hiện đang sở hữu nhiều dự án BĐS chủ yếu là các dự án khu nhà ở, khu dịch vụ thương mại, khu đô thị tại Hà Nội, Tp.HCM và Thái Nguyên, Hòa Bình.
Trong đó riêng Hà Nội, các dự án mà đơn vị này đang triển khai bao gồm: dự án dịch vụ thương mại và nhà ở 25 Tân Mai; dự án khu nhà ở thấp tầng tại khu đô thị Nam An Khánh; dự án khu nhà ở hỗn hợp cao tầng Đô thị Sông Đà tại 143 Trần Phú, Hà Đông; dự án cải tạo khu tập thể X1 - 26 Liễu Giai; dự án khu nhà ở hỗn hợp Xi măng - Sông Đà, Ngõ 1 Pham Đình Giót...
Theo báo cáo của SDU, năm 2011 doanh thu và lợi nhuận đều đạt thấp, tổng doanh thu chỉ đạt hơn 85 tỷ đồng, bằng hơn 48% kế hoạch năm; lợi nhuận chỉ đạt 1,9 tỷ đồng hoàn thành hơn 24% kế hoạch năm. Tiến độ hầu hết dự án đều chậm trễ do phải chuyển đổi chức năng, hợp đồng; điều chỉnh quy hoạch thủ đô; vướng mắc trong thủ tục, cơ chế đền bù, giải phóng mặt bằng, phê duyệt dự án...
Đặc biệt do thị trường BĐS trầm lắng "đóng băng" nên doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng thuê và mua các sản phẩm là các tầng văn phòng của tòa nhà hỗn hợp Sông Đà Hà Đông, căn hộ tại dự án Tân Mai cũng chưa thể kinh doanh được. Vì thế, SDU mong muốn đẩy hàng tồn kho để kinh doanh các sản phẩm mới...
Vì thế, DN này quyết định sẽ bán bằng giá thành hoặc thấp hơn giá thành để thu hồi vốn đảm bảo hiệu quả dự án" mà các mặt hàng đưa ra đầu tiên là dự án nhà ở thấp tầng Nam An Khánh, dự án 25 Tân Mai; Tòa nhà hỗn hợp Sông Đà - Hà Đông.
Tương tự, kết quả kinh doanh của Công ty CP Địa ốc Dầu khí (PVL) năm 2011 cũng rất thấp, chỉ lãi 1,51 tỷ đồng. PVL đã rất khó khăn về vốn. Sang năm 2012, với thị trường BĐS tiếp tục khó khăn, ít nhất là trong 6 tháng đầu năm 2012. Vì thế trong bối cảnh thị trường chững lại, PVL muốn phát triển tiếp thì ít nhất phải có thay đổi.
Một thay đổi tiên quyết được lãnh đạo PVL đề xuất về chiến lược kinh doanh như điều chỉnh giá bán căn hộ, phương thức bán hàng cho phù hợp. Và DN sẽ tính rút khỏi nhiều dự án đang bế tắc. Đến nay, PVL tiếp tục trình đại hội cổ đông cho thoái vốn đầu tư tại PVC Land, Công ty CP Địa ốc Dầu khí Sài Gòn và Công ty CP Phát triển Phong Phú-Lăng Cô.
Bên cạnh đó, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh thời gian qua, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành xây dựng, kinh doanh BĐS cũng không tránh khỏi cảnh thua lỗ triền miên do sản phẩm làm ra không bán được, chi phí lại quá lớn.
Đơn cử, trong quý I/2012, lợi nhuận của 13 doanh nghiệp thuộc nhà Sông Đà đã có 4 doanh nghiệp báo lỗ. Nhà Viglacera cũng có tới 6/8 doanh nghiệp báo lỗ, tổng cộng lỗ lên tới 143,25 tỷ đồng. Riêng VHL - Công ty CP Viglacera Hạ Long quý đầu tiên thua lỗ gây "sốc" ở mức 83,98 tỷ đồng.
Ông Trương Chí Kiên, Phó TGĐ Công ty CP Him Lam Thủ đô cho rằng, với những khó khăn này, bản thân doanh nghiệp phải nhìn lại chiến lược kinh doanh của mình. Nếu không mức lãi suất như hiện nay, có tài đến mấy thì chẳng doanh nghiệp nào kinh doanh bù đắp được. Còn đối với những doanh nghiêp chuyên về BĐS, cần hiểu rằng thị trường hiện giờ không thuộc về người bán nữa mà thuộc về người mua. Chính vì vậy những sản phẩm muốn đưa ra thị trường phải có tính cạnh tranh cao. Mà trong thời điểm hiện nay, giá cả là một yếu tố quan trọng rất được người mua nhà quan tâm.
Thực tế, thời gian qua, nhà đất ở Hà Nội chững lại những giảm giá không đáng kể. Một số dự án vẫn có neo giá cao và tìm cách ưu đãi khách hàng bằng việc tặng nột thất, hỗ trợ sửa chữa, thậm chí là tặng cả ô tô... Tính ra, với các gói quà tặng trị giá hàng trăm triệu đồng này thì với mỗi căn hộ 100m2, khách hàng đã được giảm giá khoàng 1,5 - 2 triệu đồng.m2. Hay có DN chấp nhận hỗ trợ lãi suất, kéo giãn thời gian nộp tiền nhà... trong điều kiện hiện nay thì ưu đãi đó tính trên 2 -3 tỷ đồng mỗi căn hộ thì cũng lên đến cả trăm triệu đồng, chẳng khác nào chấp nhận giảm giá hơn 1 triệu/m2.
Tuy nhiên, dù thực tế phải giảm giá, giảm áp lực thanh toán cho người dân để bán nhà nhưng chủ đầu tư ở Hà Nội dường như rất kỵ nói đến hay từ "phá giá" hay "bán tháo" vì sợ mất mặt. Nhưng xem ra, khi mà báo cáo tài chính phơi bày, két trống rỗng, áp lực nợ nần thì các ông chủ không còn "sĩ" và tham được nữa. Họ buộc phải chấp nhận giảm giá thực vào trong đơn giá bán căn hộ cho khách hàng mới mong lôi kéo được khách đến, bán hàng giải phòng tồn kho, đọng vốn.
Phá giá, một điều dường như sẽ trở thành xu hướng, cuối tháng trước Hoàng Anh Gia Lai đã tuyên bố sẽ giảm giá tới 50% cho các căn hộ của mình ở Tp.HCM. Và trên thực tế, nhiều chủ đầu tư ở thị trường này cũng đã âm thầm giảm giá trực tiếp cho khách để đẩy mạnh tiến độ bán hàng. Bởi vì, dù không nói, những với tồn khô lớn, thị trường ế ẩm, khách có tâm lý chờ đợi gây sức ép... như trên thị trường hiện này thì xem ra ai thực hiện giảm giá trước thì may ra mới có khách. Chứ để đến khi cả làng cùng giảm giá thì giá rẻ chắc gì đã còn hấp dẫn.
(Theo VEF)
- 0
- By Admin
- 21/05/2012
- 17