Nhật Bản ban hành chính sách miễn thuế BĐS
Một trong những chính sách tài khóa này sẽ giúp nhu cầu nhà đất tăng, tập trung vào vấn đề tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức cao và phá giá thị trường BĐS.
Nhật Bản đã công bố tăng thuế thế chấp nhà ở từ năm 2014 đến 2018. Biện pháp này nhằm bù lại việc tăng tỉ lệ thuế tiêu thụ trong năm 2014 và mở rộng lộ trình tín dụng thuế ban hành trước đó từ năm 2009.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, chính sách giảm thuế của chính phủ Nhật Bản tạo ra cả thuận lợi và khó khăn cho các công ty phát triển BĐS, người mua và nhà đầu tư trong nước.
Kể từ khi thị trường nhà ở trầm lắng vào năm 2009, thị trường BĐS Nhật Bản chỉ bắt đầu có dấu hiệu hồi phục với tốc độ chậm chạp từ cuối năm 2011 tới năm 2012.
Chính sách miễn thuế được ban hành bởi chính phủ Nhật Bản đã giúp tăng nhu cầu mua nhà của người dân từ giữa năm 2009.
Tín dụng thuế thế chấp. Ai được hưởng lợi?
Liệu việc miễn thuế có làm tăng nhu cầu nhà ở không? Hay chí ít thì có khuyến khích thêm nhiều người mua nhà không?
Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Deutsche về khoản đầu tư BĐS, báo cáo tháng 1-2013 của PREEF cho biết: Tín dụng thuế thế chấp mang lợi người mua là rất ít. Và chính các công ty phát triển BĐS là những người hưởng lợi.
Theo báo cáo của PREEF: "Giá nhà leo thang trong năm 2010-2012 song song với việc tín dụng thuế thế chấp thêm nở rộ. Giá nhà tăng, số lượng hợp đồng cũng tăng nhờ có gói ưu đãi thuế. Khoảng 90% người mua nhà cho biết họ được khuyến khích mua nhà bởi chính sách miễn thuế."
Điều này càng chứng minh cho ý tưởng miễn thuế- tăng nhu cầu mua nhà của chính phủ là đúng đắn, ít nhất là trong giai đoạn ngắn hạn.
PREEF cũng nhận định: "Các công ty phát triển BĐS tăng giá chung cư gần bằng mức miễn thuế mới. Có nghĩa là người mua sẽ không được hưởng lợi nhiều từ chính sách miễn thuế mới của chính phủ. Tuy nhiên, các nhà phát triển BĐS được hưởng lợi nhiều từ miễn thuế cũng như số lượng các hợp đồng."
Thu Nga
- 132
- By Admin
- 28/05/2013
- 17