• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Nhận diện tội phạm rửa tiền qua bất động sản

Bị lợi dụng làm công cụ rửa tiền

Hiện tượng rửa tiền ở Việt Nam hiện nay, đang “đội lốt” dưới nhiều hình thức và chảy vào các thị trường khác nhau trong đó có bất động sản, kênh đầu tư hợp pháp mà không phải chứng minh nhiều thứ rườm rà. Bởi vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, bất động sản là mảnh đất màu mỡ mà tội phạm rửa tiền dễ khai thác.

Theo đó, tội phạm rửa tiền đã lợi dụng bất động sản để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật của mình. Như vậy, nhiều khu đất, nhiều tòa nhà đã vô tình trở thành công cụ nhằm thực hiện mục tiêu giao dịch khiến tiền “bẩn” trở thành tiền “sạch”, chuyển từ túi người này qua túi người khác của tội phạm rửa tiền. Hay nói cách khác, nếu họ đem một va ly tiền “bẩn” đi mua nhà, mua đất và khi mua được rồi lại đem bán đi thì người mua trả tiền cho họ lại là tiền “sạch”, điều này đồng nghĩa với việc xoá hết dấu vết của tiền “bẩn” trước đó.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu hay con số cụ thể về hoạt động rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nhưng thực tế đã có nhiều trường hợp có biểu hiện rửa tiền với giá trị rất lớn. Về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết, khi rửa tiền người ta có thể chấp nhận phí rửa lên đến 20-30% mức đầu tư. Chính vì vậy, nếu các doanh nghiệp thành lập, hoạt động, kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn chuyển tiền về nước rồi sau đó phá sản thì đó chính là một hình thức rửa tiền xuyên quốc gia.

Bất động sản là một trong những lĩnh vực mà tội phạm rửa tiền “nhắm” tới nhiều nhất nhằm biến nó thành công cụ thực hiện hành vi rửa tiền.
Bất động sản là một trong những lĩnh vực mà tội phạm rửa tiền “nhắm” tới nhiều nhất nhằm biến nó thành công cụ thực hiện hành vi rửa tiền.

Nguy hiểm hơn, hành vi rửa tiền qua bất động sản nếu được các cá nhân, tổ chức tội phạm thực hiện một cách trót lọt còn có thể làm nảy sinh nguy cơ tạo nên bong bóng bất động sản và gây ra tình trạng giá “trên trời” của thị trường bất động sản.

“Khoanh vùng” giao dịch đáng ngờ

Để ngăn chặn triệt để tội phạm rửa tiền trong kinh doanh bất động sản, Bộ Xây dựng đã hướng dẫn cụ thể các dấu hiệu nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực bất động sản tại Thông tư số 12/2011/TT-BXD với 9 dấu hiệu nổi bật, cụ thể:

Một là, không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp hoặc một giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính;

Hai là, doanh số giao dịch trên tài khoản không phù hợp với tình trạng tài chính hoặc với thông tin và hoạt động kinh doanh thông thường của khách hàng hoặc có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản của khách hàng;

Ba là, giao dịch được tiến hành bởi một khách hàng có liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng mà tổ chức báo cáo biết hoặc có trong danh sách cảnh báo do Bộ Công an và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp;

Bốn là, hồ sơ giao dịch hoặc hồ sơ về bất động sản có dấu hiệu giả mạo (ví dụ: con dấu giả, chữ ký giả, giấy chứng minh nhân dân giả, hộ chiếu giả, địa chỉ bất động sản không đúng thực tế...);

Năm là, các giao dịch bất động sản là giao dịch ủy quyền nhưng không có cơ sở pháp lý;

Sáu là, địa chỉ của các bên tham gia giao dịch không chính xác (ví dụ như: ghi địa chỉ tại quận B, tỉnh A nhưng trên thực tế tỉnh A không có quận B...) và có thay đổi địa chỉ so với những lần giao dịch trước. Thông tin về cùng một khách hàng được khai báo khác nhau trong các lần giao dịch khác nhau;

Bảy là, khách hàng tỏ ra không quan tâm đến giá cả bất động sản, phí giao dịch phải trả;

Tám là, khách hàng giao dịch không có ủy quyền nhưng không cung cấp được các thông tin liên quan tới bất động sản, không muốn cung cấp bổ sung thông tin về nhân thân;

Chín là, giá cả thỏa thuận giữa các bên giao dịch không phù hợp giá cả thị trường.

  • 118
  • By Admin
  • 04/07/2014
  • 17