• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Nhà ở xã hội – “cứu cánh” của thị trường BĐS?

Tuy nhiên, người thu nhập thấp đủ khả năng và điều kiện để mua nhà nhưng có tiếp cận được hay không lại là vấn để cần phải bàn.

30 nghìn tỷ đồng có đủ để “hâm nóng” thị trường?

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 02 nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS thì đồng loạt các doanh nghiệp đua nhau xin thực hiện dự án nhà ở xã hội, và chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội để được hưởng ưu đãi từ Nhà nước. Mở đầu cho “cuộc đua” này là TP.Hà Nội đã chấp thuận cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị Sông Đà (SDU) được chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội tại 134 Trần Phú, quận Hà Đông. Theo đó, chủ đầu tư được phép xây dựng một tòa nhà cao 35 tầng, với quy mô 512 căn hộ, tổng diện tích sàn hơn 48 nghìn m2, trong đó chủ đầu tư phải bố trí tầng 2, 3 làm nhà trẻ, mẫu giáo, khu y tế, thể dục thể thao để phục vụ các cư dân trong toà nhà. Ngoài ra, chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cấp điện, nước, thoát nước, sân chơi, cây xanh theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trước đó. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hầu hết các dự án xin chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội tập trung chủ yếu ở hai TP lớn là Hà Nội và Tp.HCM. Đối với Tp.HCM hiện có 20 dự án nhà ở thương mại được chuyển sang nhà ở xã hội với quy mô khoảng 10.000 căn hộ, và hai dự án nhà ở thương mại khác đề nghị điều chỉnh cơ cấu căn hộ với quy mô 1.000 căn. Bộ Xây dựng cũng cho biết, hiện nay có 50 chủ đầu tư đề xuất chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội và điều chỉnh quy mô căn hộ.

nhà ở xã hội
Ảnh minh họa

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, hiện nay cơ cấu nhà ở đang thiếu, còn nhà ở thương mại thì thừa. Do vậy, việc Nhà nước có chính sách chuyển dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội là phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân và người thu nhập thấp mới có hy vọng mua được nhà, đây cũng là biện pháp nhằm “phá băng” thị trường BĐS.

Thu nhập bao nhiêu thì có thể mua được nhà ở xã hội?

Theo như lời khẳng định của lãnh đạo Bộ Xây dựng, nếu người dân chỉ trông chờ vào thu nhập từ lương thì khó có thể mua được nhà, chính vì vậy mà Nhà nước mới tung ra gói 30 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho người dân mua nhà. Theo như Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam tính toán: Gia đình nào có từ 2-3 người đi làm, mỗi người lương 9 triệu đồng/tháng, bỏ ra 30% thì tiền tối thiếu 6 triệu đồng/tháng để trả gốc và lãi vay ngân hàng. Ngoài ra, với thời hạn vay 10 năm để người mua lượng sức mình. Còn theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho hay: Nhà ở xã hội với giá trên dưới 12 triệu đồng/m2 cho một căn hộ khoảng 50m2 thì giá rơi vào mức 600 triệu đồng, với mức giá này, đã có hàng loạt dự án nhà ở thương mại không được ưu đãi từ Nhà nước nhưng cũng chí bán với giá 10 triệu đồng/m2. Mặt khác, theo một số chuyên gia kinh tế phân tích: Mức giá trên 600 triệu đồng không thể gọi là phục vụ cho đối tượng thu nhập thấp. Bởi lẽ, hiện nay bình quân thu nhập đầu người của nước ta mới chỉ đạt 1.500 USD/năm, tương đương với 3 triệu đống/tháng,mà giá bán hiện nay khoảng từ 600 - 700 triệu đồng/căn hộ khoảng 50m2 thì gấp hơn 300 lần thu nhập của người dân, vì vậy, với nhà ở xã hội hiện nay chỉ phục vụ cho đối tượng khác chứ không phải người có thu nhập thấp!

  • 0
  • By Admin
  • 09/09/2014
  • 17