• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Nhà ở xã hội: Cần sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước

ẽ thiếu nhà ở trầm trọng

Hầu hết các Cty xây dựng, kinh doanh BĐS nhận định trong hai năm tới, sản phẩm nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội sẽ bị khủng hoảng vì thiếu trầm trọng. Tình hình thực tế cho thấy, kể từ đầu năm 2008 đến nay, hầu hết các dự án nhà ở nói chung, nhà ở xã hội nói riêng đều ngưng triển khai hoặc chỉ triển khai cầm chừng. Cụ thể, các dự án nhà ở xã hội của Cty Lim Kiều tại Bình Dương đã tạm ngưng triển khai từ 3 tháng nay, các dự án Thái An của Cty Đất Lành hiện nay chỉ triển khai cầm chừng…

Các yếu tố như giá VLXD tăng đột biến, tín dụng BĐS bị siết chặt, tăng lãi suất cho vay… đã trở thành gánh nặng đối với chủ đầu tư và người có nhu cầu. “Nếu ngay từ bây giờ, không có dự án nào được xây dựng, vấn đề khủng hoảng về nhà ở trong vài năm tới đây, đặc biệt là nhà ở dành cho người có thu nhập thấp là điều không tránh khỏi”- ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Cty TNHH Địa ốc Đất Lành nhận định.

Ông Đực cho biết thêm, nguyên nhân chính hiện nay dẫn đến mọi hệ lụy là do lãi suất ngân hàng. Với mức lãi suất như hiện nay, chẳng doanh nghiệp nào dám đầu tư vào BĐS, nhất là dạng nhà ở dành cho người có thu nhập thấp, với mức lợi nhuận vốn đã không cao. Ông Đực nêu dẫn chứng: Một căn hộ có giá 500 triệu đồng, mua trả góp trong 10 năm. Nếu khách hàng chỉ có 150 triệu, số còn lại phải vay ngân hàng với mức lãi suất là 1,6%/tháng, thì mỗi tháng người vay phải trả tiền gốc khoảng 2 triệu cộng với lãi suất phải trả ngân hàng xấp xỉ 6 triệu đồng, gấp 3 lần tiền gốc, tổng cộng khoảng 8 triệu đ/tháng, vượt quá khả năng của rất nhiều người.

Bên cạnh đó, hiện nay chỉ có một số doanh nghiệp như Cty Nam Long, Đất Lành, Lim Kiều… còn quan tâm đến dạng sản phẩm này, phần lớn các Cty xây dựng không mặn mà với chương trình nhà ở xã hội, do vậy lượng sản phẩm nhà ở dành cho người nghèo luôn trong tình trạng cung không đủ cầu, sẽ càng thiếu trong thời gian tới.

Cần phát triển từ các Cty Nhà nước

Phần lớn các Cty xây dựng cho rằng, việc thực hiện chương trình nhà ở xã hội phải do các Cty thuộc Nhà nước quản lý đóng vai trò chủ đạo chứ không thể khoán trắng vấn đề này cho các Cty xây dựng tư nhân hay một doanh nghiệp cụ thể nào. Việc xã hội hóa, thương mại hóa chương trình nhà ở xã hội chỉ nhằm mục đích tăng thêm nguồn nhà ở dành cho người thu nhập thấp, kích thích các doanh nghiệp tham gia vào chương trình này, nhưng đây là vấn đề lớn của xã hội, Nhà nước cần có những quy định cụ thể từ các Cty do Nhà nước quản lý, các Cty này phải là đầu tàu của chương trình nhà ở xã hội. Mặt khác, cần quy hoạch những dự án nhà ở xã hội có quy mô lớn từ 20 - 30ha, không nên định hình cục bộ trong các dự án như hiện nay, dẫn đến nguồn sản phẩm còn quá hạn chế.

Theo ông Lý Chí Thành - Giám đốc Cty Lim Kiều, đối với công trình nhà ở xã hội, không nên khống chế chiều cao, cứng nhắc về diện tích đất công viên, cây xanh, giao thông… bởi việc quy định chỉ tiêu xây dựng thiếu sự linh động như hiện nay, là một trong những trở ngại đối với chương trình nhà ở xã hội. Ông Thành giải thích thêm, việc giảm diện tích đất công viên, cây xanh, sẽ tăng được diện tích xây dựng, giảm được giá thành của căn hộ, người nghèo có nhiều cơ hội mua nhà hơn, chủ đầu tư cũng có nguồn lợi nhuận ổn định, khi đó chương trình nhà ở xã hội không còn là bài toán khó giải như hiện nay.
Theo Dioconline
  • 191
  • By Admin
  • 24/09/2008
  • 17