• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Nhà ở tại sao không nên “Hạc giữa bầy gà”?

Giữa một khu nhà thấp tè tè bỗng mọc lên toà nhà cao chót vót, nhìn từ xa cảm giác như con hạc đứng giữa bầy gà ri. Phong thuỷ học gọi là “Cô phong độc tú” (Ngón núi lẻ loi khoe mẽ một mình). Cô phong độc tú, lầu cao chọc trời xanh, trong môi trường nhà ở như vậy không có lợi về sự lành mạnh tâm lý của người ở trong nhà.

Phong thuỷ học truyền thống còn cho rằng: nhà ở cao ráo, trơ trọi với quần thể chung quanh thì khó mà cầu tài. Nếu như cả trong khu dân cư chỉ có mỗi nhà mình nổi trội cao ngất ngưởng là không cát tường. Nghe nói với những ngôi nhà ở như vậy thì gia đạo, tài vật của chủ nhà không thể thịnh vượng. Cách nói xưa đó ngày nay xem ra rất thiếu cơ sở khoa học.

Theo thuyết phong thuỷ xưa thì cho rằng, toà cao ốc đơn lẻ trong cả một quần thể dân cư nhà thấp tầng sẽ phá vỡ cân bằng, trong tâm lý con người dễ hình thành “chứng hãi chiều cao”, một nguyên nhân nữa là xuất phát từ sự lo nghĩ tới an toàn của bản thân.

Trước hết, ta xem về vấn đề cân bằng, vật sống theo đàn, người sống quần cư. Sự quyết định chọn địa điểm xây dựng định cư và nhà ở to nhỏ cao thấp, đều được quyết định theo nhân thân của con người. Trong một khu dân cư, chủ nhà có nhân thân, địa vị xã hội, thu nhập tài chính, tài sản … thường chênh nhau kông nhiều. Bởi vậy, trong một khu vực trong một khu chung cư, thông thường những người có nhân thân, mức thu nhập na ná nhau, quy mô nhà cửa chênh nhau không nhiều mới tụ hội quần cư. Nếu như trong cảnh quan sàn sàn nhau ấy đột nhiên xuất hiện một toà nhà cao chót vót, tất sẽ phá hỏng sự hài hoà của phong cảnh cả một khu vực, dẫn tới đủ lọai phiền muộn, đố kỵ, sống trong ngôi nhà không yên ổn như vậy, rõ ràng là không lành.

Vả lại với một toà nhà chơi trội "cao vút" ấy, không những vô tình đã che mất ánh nắng, che khuất tầm nhìn của láng giềng hàng xóm, tạo nên áp lực tương đối lớn lên tâm lý của người khác. Như vậy sẽ không tránh khỏi điều ong tiếng ve, phàn nàn bực bội của cư dân sống chung quanh lâu dài, mâu thuẫn tích tụ, sẽ khó giải quyết xử lý sự sứt mẻ của tình làng nghĩa xóm.

Thứ đến, xét về vấn đề an toàn. Tuy kỹ thuật xây dựng hiện đại phát triển rất nhanh chóng, có biện pháp chống bão tố và động đất tương đối đáng tin cậy. Nhưng “cây cao hứng nhiều gió”, một ngôi nhà đơn côi cao chót vót giữa những ngôi nhà thấp càng cần phải chú ý tới sự nguy hiểm cao trước bão tố gió xoáy hay động đất.

Kiến trúc hiện đại rất coi trọng tính hài hoà, bố cục nhà ở cũng rất coi trọng tính chỉnh thể. Phía sau có núi cao, tức phương huyền vũ phải có núi. Tả hữu có núi nhỏ, phía trước có núi thấp. Nhưng những núi này phải thấp hơn núi chống lưng, mới là thế phong thuỷ lý tưởng. Bố cục này mới có thể tàng phong tụ khí, toà nhà bên trái và bên phải nhà ở phải có chiều cao na ná nhau, thể tích tương đương nhau, cũng được coi là nhà ở tốt. Bởi căn nhà ở như vậy được coi là có “tả phù hữu bật… được che chở, bảo vệ tốt.

Toà nhà chót vót trơ trọi, phía sau chẳng có chỗ dựa chống lưng, tả hữu chẳng có trợ thủ, như vậy chẳng những chẳng tụ khí, mà còn gây cho người ta cảm giác cô đơn ghẻ lạnh, sẽ ảnh hưởng tới sự lành mạnh của tâm lý. Lâu dần, tính cách chủ nhân toà nhà cũng trở nên cô độc, bẳn gắt.

Ngay nay “tấc đất tấc vàng”, người bình thường khi xây cất nhà ở bên một miếng đất nhỏ hẹp, thường nghĩ cách chiếm dụng không gian bằng chiêu với lên trời hoặc chui xuống đất. Có thể nhiều người cho rằng dưới tầng hầm sẽ rất ẩm thấp, thiếu ánh sáng, điều kiện thông gió kém. Nhưng về mặt thiết kế nếu khắc phục được các thiếu sót có thực trên, thì việc đào xây tầng hầm được coi là biện pháp tốt trong chiêu mở rộng không gian nhà ở- tốt hơn nhiều so với thế “hạc đứng giữa bầy gà ri”.

  • 320
  • By Admin
  • 25/04/2014
  • 17