• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Nhà ở cho cán bộ huyện Thanh Trì: Đến lượt chủ đầu tư...than thở

>>  Nhà ở cho cán bộ huyện Thanh Trì: Ai cũng có suất?

Chủ đầu tư không huy động vốn sớm (?)

Trước dự luận về dự án Nhà ở cho cán bộ huyện Thanh Trì, ngày 11/10, tại buổi giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, vấn đề này đã được các cơ quan liên quan cung cấp thông tin. Đại diện cho chủ đầu tư, ông Phạm Duy Cương (Giám đốc Công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội-Hanhud) đã "xin mạnh dạn được nói thật lòng".

Theo ông Cương, chưa bao giờ công ty đi bán nhà mà phải thỏa thuận từng chương, điều với Ban chỉ đạo nhà và đại diện các lãnh đạo ban ngành của huyện như tại dự án này. "Cái tâm và trách nhiệm của anh em chúng tôi là rất rõ ràng nhưng có một vài người chưa hiểu đúng về một chủ trương rất đúng", ông Cương nói. Ông Cương cho rằng, bản chất của dự án là nhà ở  thương mại nhưng dự án lại được xây dựng cho cán bộ công chức huyện Thanh Trì nên bên cạnh việc tuân thủ các quy định, chế tài của pháp luật về đầu tư xây dựng thì công ty cũng phải có sự phối hợp chặt chẽ và tuân thủ sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo nhà của huyện.

Khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc huy động vốn khi chưa xây dựng xong phần móng công trình, ông Cương phân trần, nhà đầu tư muốn huy động đúng, nhưng ở đây có trách nhiệm và chỉ đạo của Ban chỉ đạo nhà. Theo ông Cương, việc Ban chỉ đạo nhà huy động vốn như trên là muốn giảm giá thành bán nhà cho cán bộ công chức. "Bây giờ số tiền mà cán bộ, công nhân viên chức gửi tiết kiệm thì có 14%/năm nhưng chúng tôi vay để đầu tư ban đầu là 24%/năm", ông Cương dẫn chứng. Ông Cương khẳng định rằng mục tiêu huy động vốn sớm để có giá thành hợp lý nhất cho cán bộ công nhân viên chức, nhưng "nhà đầu tư không chủ động làm việc này".

Lãnh đạo huyện lên tiếng

Phản bác lại ý kiến trên của ông Cương, Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Vũ Văn Nhàn cho rằng: "anh Cương nói thế không phải". Theo ông Nhàn, việc huy động vốn là thỏa thuận giữa Ban chỉ đạo xây dựng nhà chung cư, công ty Hanhud và người mua nhà. "Chúng tôi đã họp 4, 5 buổi, họp đến 8h tối với toàn bộ Ban chỉ đạo và các thủ trưởng cơ quan, đơn vị của huyện để thống nhất thỏa thuận với nhau", ông Nhàn chứng minh.

Sự "vênh nhau" giữa ông Chủ tịch huyện và giám đốc Hanhud còn bộc lộ khi nói về giá bán căn hộ. Chủ tịch huyện cho rằng giá bán theo thông báo trên 14 triệu đồng (14.258.000 đ/m2) là mức giá cuối cùng bao gồm tất cả các chi phí xây lắp và trượt giá theo quy định. Giám đốc Hanhud thì lại nói đó là giá tạm tính vì chưa tính hết được các yếu tố trượt giá.

Khi được hỏi, nếu nhiều cán bộ huyện đã được xét mua nhà nhưng không mua (do không có đủ tiền mua bởi giá nhà cao và diện tích nhà quá lớn) thì mục đích tốt đẹp ban đầu là xây dựng nhà để giải quyết khó khăn cho những cán bộ công chức có khó khăn về nhà ở có được đảm bảo hay không?. ông Nhàn thành thật: "hỏi thế rất khó trả lời". Ông Nhàn lý giải rằng huyện đã làm mọi cách để có mức giá thấp nhất, "bây giờ không ai cho không ai cái gì".

Về các suất nhà "ngoại giao", ông Nhàn cho biết đó là những suất của một số cán bộ ở các đơn vị khác có quan hệ công tác với huyện và có khó khăn về nhà ở, họ có làm đơn nên huyện cũng xem xét bán nhà cho họ. "Suất ngoại giao nhưng công khai rất đầy đủ tên tuổi, nơi công tác, cán bộ công chức cũng không ai thắc mắc", ông Nhàn nói.

Tuy nhiên, khi một số phóng viên hỏi việc huy động vốn khi chưa xây dựng xong phần móng công trình theo quy định của pháp luật là đúng hay sai, cả Chủ tịch huyện và giám đốc Hanhud đều không trả lời câu hỏi trên.

(Theo Giadinh.net)

  • 0
  • By Admin
  • 12/10/2011
  • 17