• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Nhà nước cần tạo điều kiện để công dân có nhà ở

Mới cung cấp được trên 2.000 căn nhà ở xã hội

Cục Quản lý nhà - Bộ Xây dựng cho biết, sau gần 8 năm triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2005, lĩnh vực nhà ở đã đạt được những thành tựu quan trọng, giải quyết cơ bản nhu cầu về nhà ở của người dân, đặc biệt là việc hỗ trợ cải thiện nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người thu nhập thấp, người nghèo có khó khăn về nhà ở, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước, từng bước bảo đảm an sinh xã hội. Song, trong điều kiện thị trường nhà ở xã hội đang eo hẹp về nguồn cung, không ít công chức, viên chức, người lao động lại có quan điểm ngược lại. Anh Nguyễn Đức Chính đang thuê nhà ở đường Thanh Bình, quận Hà Đông, phóng viên một tờ báo đứng chân trên địa bàn Hà Nội cho hay, hiện tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng vẫn chậm vì nguồn cung nhà ở xã hội còn thiếu rất nhiều. Tôi đủ điều kiện để mua nhà ở xã hội nhưng chưa biết mua ở chỗ nào. Nếu tìm được nhà chắc cũng không dễ mua vì điều kiện được vay cũng như lãi suất và thời hạn cho vay chưa phù hợp.

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng nhận định, hiện tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng vẫn chậm, nguồn cung nhà ở xã hội còn thiếu rất nhiều. Mỗi hộ dân nếu vay khoảng 500 triệu đồng để mua nhà xã hội thì để giải ngân 70% gói này (tương đương khoảng 20.000 tỷ đồng), cần phải có khoảng 40.000 căn hộ, trong khi hiện nay mới cung cấp được trên 2.000 căn.

Tạo điều kiện để mọi công dân có chỗ ở phù hợp là một trong những hành động cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về quyền, nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực nhà ở.
Tạo điều kiện để mọi công dân có chỗ ở phù hợp là một trong những hành động cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về quyền, nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực nhà ở.

Thực tế trên cho thấy những bất cập trong thị trường bất động sản, các tác động trực tiếp đến những người có nhu cầu thực sự về nhà ở tại các đô thị, mà chủ yếu là những người thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội. Thế nhưng, khi tiếp cận với dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) được Bộ Xây dựng công bố, không ít chuyên gia vẫn băn khoăn vì dự thảo luật chưa có giải pháp cải thiện tình hình, chưa tiệm cận được yêu cầu bảo vệ được người yếu thế và bảo đảm sự công bằng cho tất cả các đối tượng liên quan trên thị trường bất động sản như Hiến pháp đã quy định.

Nhà nước phải thể hiện vai trò điều tiết nhà ở

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước nhận định, đa số các chính sách hỗ trợ cho thị trường bất động sản thời gian qua mới hữu ích cho các nhà đầu tư các dự án nhà ở xã hội (về thuế, tiền sử dụng đất...), còn tỷ lệ các đối tượng được thuê, mua nhà ở xã hội được hưởng trực tiếp các chính sách hỗ trợ này gần như không đáng là bao so với nhu cầu thực tế. Vì vậy, tuy tán thành với chủ trương phát triển nhà ở xã hội, mở rộng đối tượng thụ hưởng đến học sinh, sinh viên trong dự thảo luật, ông Ksor Phước vẫn cho rằng, quan trọng là sau đó, Nhà nước sẽ can thiệp, thể hiện vai trò điều tiết rõ ràng trên thị trường này như thế nào để các đối tượng có nhu cầu có thể thuê, mua nhà ở xã hội và ngăn chặn hiện tượng chủ đầu tư vẫn bán nhà theo giá thị trường khi đã hưởng trọn vẹn các chính sách ưu đãi.

Nhìn nhận nguồn lực nhà nước đầu tư cho lĩnh vực nhà ở chưa đáp ứng nhu cầu, trong khi vai trò của nhà ở quyết định việc ổn định đời sống người dân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng, trước hết nên chú trọng vào việc bảo đảm để người dân có nhà ở thay vì tập trung để người dân sở hữu nhà ở. Dự thảo luật hướng tới người dân có nhà ở là không khả thi. Theo phân tích của ông Trần Hoàng Ngân, người dân muốn có nhà hơn là muốn mua vì thực sự không phải ai cũng có tiền để mua. Chỉ khi xây dựng nhà theo hướng để cho người dân thuê, mượn với giá rẻ chứ không phải xây là để bán mới đáp ứng nhu cầu hiện nay. Song song đó, cần rà soát, đánh giá lại nguồn lực về đất đai, nhà ở mà Nhà nước đang quản lý, đặc biệt là nhà công vụ để có thêm nguồn sử dụng, đất xây dựng nhà ở xã hội cho thuê.

Ủng hộ quan điểm này, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Đỗ Văn Đương nêu quan điểm, Việt Nam là nước đang phát triển, người dân có thu nhập thấp. Quyền tiếp cận nhà ở phù hợp của không chỉ CBCC mà người nghèo, người dân nông thôn di cư đến đô thị vẫn chưa được bảo đảm. Trong khi đó, có hiện tượng quan chức sau khi nghỉ hưu để lại nhà công vụ cho con cháu ở, không chịu trả lại. Nhà xã hội, nhà tái định cư tập trung vào những phân khúc cao với giá trên 500 triệu đồng, rất ít người tiếp cận được. Nhiều công nhân, CBCC đang phải ở nhà trọ 8-10m2 rất cơ cực, lại lo chủ sở hữu có thể yêu cầu trả bất cứ lúc nào. Do đó, phát triển nhà ở xã hội cần tính đến việc cho thuê hơn là sở hữu nhà, vừa hợp lý về tài chính, vừa thuận tiện thay đổi công việc. Cũng cần tiếp tục có thêm các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở để bán, cho thuê, mua theo cơ chế thị trường, vì chỉ một mình Nhà nước làm nhà ở xã hội thì không xuể. Quy định Nhà nước chủ động hỗ trợ vốn để thực hiện các chính sách nhà ở xã hội cũng cần được cân nhắc. Với tiềm lực hiện nay, Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ tiền sử dụng đất, điều tiết cơ chế cho vay vốn lãi suất thấp... chứ không trực tiếp hỗ trợ vốn. Mặt khác, hiện nay trên 50% các sản phẩm xây dựng đang giao dịch là sản phẩm chưa hoàn chỉnh. Nhưng dự thảo luật lại quy định nhà, công trình xây dựng đủ điều kiện giao dịch phải hoàn thiện, đầy đủ các công năng…, như vậy là đã loại các sản phẩm này ra khỏi luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển: Tôi đồng tình với chủ trương phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn lực của Nhà nước trong vấn đề này như thế nào dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) chưa làm rõ. Đọc xong không biết, chính sách của Nhà nước cụ thể là những gì. Quy định như vậy, luật sẽ khó đi vào cuộc sống. Chúng ta cần có sự thay đổi trong tư duy làm luật, chứ dự thảo luật mà vẫn quy định mang tính định hướng, bê nguyên si Nghị quyết của Đảng vào thì không thực hiện được.
  • 0
  • By Admin
  • 24/06/2014
  • 17