Nhà cao tầng đều có thiết kế đảm bảo khả năng chống động đất
Trước băn khoăn của người dân về an toàn tòa nhà khi có động đất, ông Hùng nói: Do tần suất, cấp độ, cường độ động đất tại các nước xảy ra dồn dập trong thời gian vừa qua, dư luận không khỏi lo ngại về vấn đề này tại Việt Nam. Tối 24/3, ở Việt Nam ghi nhận dư chấn cấp độ 5 nên người dân càng quan tâm liệu những công trình có thiết kế chống động đất hay không. Theo quy định, những công trình ở nơi có khả năng xảy ra động đất tới cấp 7 bắt buộc phải thi công chống động đất. Những vùng dao động trong khoảng cấp 5, 6 thì tùy theo tầm quan trọng để quyết định hoặc có những giải pháp để kháng chấn.
|
Còn những vùng có nguy cơ xảy ra dưới cấp 5 thì không yêu cầu. Kinh nghiệm cho thấy, cấp 5 trở lên là con người cảm nhận được, nhưng phải cấp 7 mới xuất hiện hư hại. Vùng Hà Nội rơi vào vùng cấp 7, mặc dù chưa ghi nhận số liệu nào cho thấy đã xảy ra tới cấp này. Các công trình ở nước ta khi xây dựng có tính đến kháng chấn. Căn cứ trên bản đồ, người ta có thể tính được chính xác tới mức ở từng quận, huyện hoặc cho từng vị trí công trình. Kiểm tra thấy chủ đầu tư đều tuân thủ quy định này. Đặc biệt đối với những công trình có quy mô lớn.
- Ông đánh giá thế nào về việc thực hiện quy định chống động đất của các chủ đầu tư?
- Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm kiểm tra sự an toàn của công trình, trong đó có nội dung quan trọng là khả năng chống động đất. Cho đến nay, tôi nhận thấy chủ đầu tư đều tuân thủ quy định này, đặc biệt đối với công trình quy mô lớn.
Nếu xảy ra sự cố nghiêm trọng do động đất, trách nhiệm thuộc chủ đầu tư và nhà thầu. Vấn đề này đã được quy định rất rõ về trách nhiệm trong các văn bản pháp luật.
Các khu chung cư hiện nay đều đáp ứng khả năng chống động đất |
- Nhiều người lo ngại chất lượng các khu tái định cư, chung cư cũ không có khả năng chống động đất, quan điểm của ông thế nào?
- Thiết kế kháng chấn không phân biệt công trình nào dù khách sạn, nhà ở hay khu cao tầng… Chất lượng công trình tái định cư nếu có băn khoăn chỉ là khâu hoàn thiện, còn phần chịu lực thì không phải lo ngại.
Riêng với chung cư cũ là vấn đề phải suy nghĩ. Theo quy định pháp luật, các công trình từ những năm 1995 trở về đây chấp hành tương đối tốt, việc xây dựng theo công nghệ mới nên có thể kiểm soát được. Còn từ những năm 1990 trở về trước, chúng ta cần phân biệt hai dạng, một là công trình có tầm quan trọng được nước ngoài hỗ trợ thiết kế thi công xây dựng. Đối với những công trình này về cơ bản đã tính đến động đất.
Còn một số công trình do chúng ta tự xây dựng cần có ứng xử khác, phải kiểm tra, chủ động cải tạo, đập đi xây mới.
- Vậy còn các tòa chung cư cũ thì sao, thưa ông?
- Về quy định của pháp luật, từ những năm 1995 trở về đây tương đối hoàn thiện, các tòa nhà xây dựng theo công nghệ mới nên có thể kiểm soát được. Còn từ những năm 1990 trở về trước, cần phân biệt hai dạng. Một là những công trình có tầm quan trọng được nước ngoài hỗ trợ thiết kế thi công xây dựng thì về cơ bản đã tính đến động đất. Còn một số công trình do ta tự xây dựng cần có ứng xử khác. Phải có kiểm tra, chủ động cải tạo, phá dỡ, xây mới.
- Người dân cũng quan tâm tới vấn đề trách nhiệm khi xảy ra sự cố?
- Theo quy định trong các văn bản pháp luật, trách nhiệm trước hết thuộc chủ đầu tư và nhà thầu. Chúng ta phải có ý thức rất cao về hạn chế thiệt hại của động đất. Bởi vậy, trong thi công, thiết kế công trình, chúng ta nhất thiết cần phải tính toán cẩn thận.
- Sau trận động đất vừa qua, Bộ Xây dựng có biện pháp gì để quản lý việc thực hiện các giải pháp kháng chấn của chủ đầu tư?
- Qua đợt động đất vừa rồi, đặc biệt ở Nhật Bản, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng nghiên cứu đề xuất, đánh giá toàn diện, hệ thống đối với toàn bộ nhà cửa, đập, cầu… và có ứng xử thế nào với những công trình đã xây dựng. Từ đó sẽ có biện pháp chỉ đạo theo hướng kiểm tra gắt gao, phân loại rõ ràng, có thể xem xét tiến tới lộ trình cải tạo, đập đi xây lại những chung cư cũ.
(Theo ANTĐ,VNE)
- 0
- By Admin
- 26/03/2011
- 17