Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam được quy định thế nào?
Trân trọng cảm ơn luật sư.
thanhbuingoc@...
Theo Luật Nhà ở 2014, quyền sở hữu nhà ở của cá nhân, tổ chức nước ngoài đã được mở rộng so với trước đây (ảnh minh họa, nguồn: Hà Nội mới) |
Trả lời:
Theo Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 và Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 các đối tượng cá nhân, tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 159 và Điều 160, Luật Nhà ở 2014. Quyền sở hữu nhà ở của cá nhân, tổ chức nước ngoài đã được mở rộng so với Luật Nhà ở 2005. Đó chính là quy định mới, mở rộng quyền tạo lập nơi ở hợp pháp của người nước ngoài tại Việt Nam. Nhưng Luật cũng quy định rõ những giới hạn đối với hình thức sở hữu nhà ở.
Khoản 2, Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy đinh, cá nhân, tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam với các hình thức như đầu tư, xây dựng nhà ở theo dự án, thuê mua, mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở thương mại bao gồm nhà ở riêng lẻ và căn hộ chung cư trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực đảm bảo an ninh, quốc phòng theo quy định của Chính phủ.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ theo Điều 161, Luật Nhà ở 2014. Cụ thể, người nước ngoài chỉ được thuê mua, mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho và sở hữu không quá 30% số lượng (nhà ở riêng lẻ, căn hộ) nhưng không quá 250 căn trên một khu vực có số dân tương đương với một đơn vị hành chính cấp phường. Đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố và trường hợp có nhiều nhà chung cư thì Chính phủ sẽ quy định cụ thể. Đồng thời, thời gian sở hữu không quá 50 năm.
Đối với trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc kết hôn với công dân Việt Nam sẽ được sở hữu nhà ở lâu dài, ổn định và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở giống như công dân Việt Nam;
Khi mua nhà, nghĩa vụ của người nước ngoài được quy định tại Điều 162, Luật Nhà ở 2014. Trình tự, thủ tục mua nhà tuân thủ theo điều 120, Luật Nhà ở 2014.
Kể từ ngày 1/5/2015, các quy định trên chính thức có hiệu lực. Đặc biệt, quy định mở rộng quyền mua nhà của người nước ngoài ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ là cơ hội thúc đẩy nguồn ngoại hối chảy vào Việt Nam, cơ hội kinh doanh mới và đẩy mạnh sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
(Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội)
- 332
- By Admin
- 13/01/2015
- 17