• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Người mua nhà có thể tự đăng ký biến động quyền sử dụng đất?

Qua tìm hiểu một số vụ việc, tôi thấy có không ít trường hợp bên bán lấy cớ gây khó dễ cho người mua. Thậm chí, khi nhận gần hết tiền của bên mua thì viện đủ lý do rồi sau đó bỏ trốn.

Vì vậy, nhằm tránh rủi ro, tôi muốn trong đợt đóng tiền tiếp theo, ngay khi ký hợp đồng mua bán tại văn phòng công chứng, bên mua là tôi sẽ thanh toán tiền cho người bán và giữ luôn sổ đỏ/hồ sơ để tự thực hiện sang tên có được không?

huephuong0908@...

sang tên sổ đỏ
Theo quy định của pháp luật, người mua nhà có thể tự đăng ký biến động
quyền sử dụng đất (ảnh minh họa, nguồn: Dân trí)

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật, thủ tục tặng cho, chuyển nhượng như sau:

Bước 1: Lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 167, Luật Đất đai 2013:

“Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”

Bước 2: Nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ

Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí trước bạ và nộp thuế thu nhập cá nhân là điều kiện bắt buộc để được xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và đăng ký biến động quyền sử dụng đất.

Về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, hai bên phải thỏa thuận với nhau. Thông thường, bên mua nộp lệ phí trước bạ và bên bán nộp thuế thu nhập cá nhân.

Bước 3: Đăng ký biến động quyền sử dụng đất theo quy định tại Điểm a, b, Khoản 2, Điều 9, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT:

“2. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa”; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng gồm có:

a) Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định.

Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;

b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;”

Do đó, khi có đầy đủ hồ sơ và thực hiện đầy nghĩa vụ nêu trên, bên mua hoàn toàn có thể tự đi đăng ký biến động quyền sử dụng đất.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
(Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội)

  • 331
  • By Admin
  • 02/12/2014
  • 17