• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận thừa kế nhà?

Sau này, tôi định cư ở nước ngoài và muốn nhận lại tài sản này. Xin luật sư cho biết thủ tục để nhận tài sản và tôi có thể làm ủy quyền cho người thân ở Việt Nam được không nếu chưa có thời gian để về?

Marie Gaslonde Phạm (CH Pháp)

Trả lời:

Giả sử trường hợp bạn hỏi là đã thôi quốc tịch Việt Nam và thường trú liên tục ở nước ngoài thì theo Điều 126 Luật Nhà ở năm 2005 và Điều 121 Luật Đất đai năm 2003 quy định những đối tượng sở hữu nhà tại Việt Nam, bao gồm: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam; người có công đóng góp với đất nước; nhà hoạt động văn hóa; nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước; người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc các đối tượng nêu trên đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ 6 tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ.

Thực tế cho thấy, việc khai nhận di sản thừa kế là theo pháp luật hay theo di chúc thì đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay gọi là Việt Kiều khá phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên dẫn đến tranh chấp. Trong khi đó, pháp luật quy định Việt Kiều không được sở hữu quyền sử dụng đất nên không được nhận thừa kế với đối tượng là quyền sử dụng đất mà phải chuyển nhượng lại cho tổ chức, cá nhân khác. Nói chính xác là không được đứng tên quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà gắn liền với đất.

Pháp luật Việt Nam không hạn chế quyền ủy quyền cho người khác thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế và các quyền liên quan. Tuy nhiên bạn cần phải dự liệu các rủi ro có thể phát sinh từ việc ủy quyền này.

Hình thức văn bản ủy quyền phải bao gồm các nội dung: Thông tin người ủy quyền, người nhận ủy quyền, căn cứ, nội dung, phạm vi, thời hạn ủy quyền và phải được chứng thực bởi cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại quốc gia nơi bạn đang cư trú.

Bạn lưu ý, trường hợp chưa tiến hành các thủ tục nêu trên thì kể từ ngày 1/7/2014 trở đi (ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực) trường hợp của bạn, có thể tham khảo thêm Điều 186 Luật Đất đại năm 2013 quy định quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư của nước ngoài được sử dụng nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

 Luật sư Nguyễn Phú Thắng
 (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

  • 321
  • By Admin
  • 07/07/2014
  • 17