• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Nghịch lý thu nhập và giá nhà đất tại Việt Nam

Nhịn ăn hơn 24 năm mới mua được nhà

Để có thể hình dung chỉ số đó cao như thế nào có thể tham khảo chỉ số giá nhà/thu nhập của khu vực Nam Á là 6,25, Đông Á 4,14, châu Phi 2,21, châu Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ 6,25, Mỹ La-tinh và Caribe 2,38.

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cho biết: Chỉ số giá nhà/thu nhập của người dân được hiểu là giá của 1 căn nhà so với tổng thu nhập trong một năm của mỗi người. Với chỉ số như đã nêu trên, nếu không ăn không tiêu, dành toàn bộ tiền lương cho việc tạo lập chỗ ở thì người làm công ăn lương ở nước ta phải mất tới 24,5 - 26,6 năm mới mua được nhà. Trong khi theo Liên Hiệp Quốc, trung bình người dân trên thế giới chỉ phải mất 3 - 4 năm.

Vợ chồng anh Nguyễn Thanh Hải (quê Thái Nguyên) đều đang làm việc cho các cơ quan nhà nước tại Hà Nội. Thu nhập mỗi tháng của cả hai khoảng trên 8 triệu đồng. Trừ chi phí ăn uống, thuê nhà, điện thoại, xăng xe..., tằn tiện lắm cũng chỉ dành dụm được trên 2 triệu đồng. Vì thế, dù có thâm niên công tác nhưng anh Hải vẫn chưa mua được nhà riêng. Theo anh, 5 năm nữa, nếu vẫn cứ chỉ trông vào lương, vợ chồng anh vẫn phải thuê nhà để ở vì giá nhà liên tục tăng cao, tiền lương không thể bù đắp được. “Cách đây 2 năm, tôi thiếu trên 600 triệu đồng là có thể mua nhà, giờ thì thiếu cả tỉ bạc. Cơ hội mua nhà ngày càng xa tầm tay”, anh Hải than thở.

Theo dự thảo Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Xây dựng, dù từ năm 1991, Nhà nước đã đưa tiền nhà ở vào tiền lương để người làm công ăn lương tự chủ trong việc tạo lập chỗ ở cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, cơ cấu tiền nhà  tính trong tiền lương mới đạt từ 8 - 10%, trong khi chi phí cho nhà ở ngày càng lớn so với mức tiền lương thực tế được chi trả.

Trong thời gian vừa qua, những người hưởng lương từ ngân sách, đặc biệt là công nhân KCN, người thu nhập thấp tại khu vực đô thị không có khả năng tạo lập chỗ ở cho mình, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Giá ảo

Nhiều người nói giá nhà đất ở VN đang “ảo” nhưng tôi thì cho rằng nó thật, bởi vì tất cả các giao dịch là thật, có sự mua bán thật với mức giá quá cao so với thu nhập của người dân đó. Nhưng nguyên nhân nào dẫn với việc tăng giá quá cao như vậy? Có nhiều kiến giải, rằng đó là vì cung - cầu chênh lệch, vì đầu cơ... nhưng suy cho cùng chỉ có 2 nguyên nhân chính, đều liên quan đến hệ thống tài chính đất đai. Một là sự thiếu thống nhất trong nội bộ hệ thống tài chính đất đai, và hai là sự thiếu đồng bộ giữa chính sách đất đai và chính sách tài chính đất đai.

Sau rất nhiều nỗ lực thì hiện VN vẫn chưa thực hiện được chính sách “một giá” về đất đai. Về nguyên tắc khi có sự chênh lệch (giá đất do Nhà nước quy định và giá trên thị trường) thì khoảng cách sẽ ngày càng tăng, giá thị trường sẽ ngày càng vượt xa giá nhà nước. Khi Nhà nước điều chỉnh nhích giá lên 1 đồng thì lập tức giá thị trường sẽ tăng thêm 3 đồng.

Nhưng chính sách thuế quá lạc hậu so với chính sách đất đai, đang làm cho công cụ quản lý đất đai bằng kinh tế bị tê liệt, tình trạng đầu cơ, tích trữ trong thị trường bất động sản do vậy vẫn là thách thức với nhà quản lý. Cứ có bao nhiêu nhà, đất ở chỗ ngon, chỗ tốt đều được những người có tiền đem tích trữ hết thì giá thị trường bị họ đẩy lên cao là một quy luật tất yếu. Các nhà đầu cơ nắm được nguồn hàng, khống chế được thị trường thì có thể khống chế được giá đầu ra.

Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc đổi mới chính sách thuế về sử dụng đất ra không có cách gì giải quyết được.

Nhưng tiếc rằng, hồi tháng 6/2010, chúng ta lại tiếp tục bỏ lỡ một cơ hội để đổi mới chính sách tài chính đất đai khi làm Luật Thuế nhà, đất (sau đổi tên thành Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, có hiệu lực từ 1/1/2010). Mức thuế suất quá lạc hậu của Pháp lệnh Thuế sử dụng đất nông nghiệp, cuối cùng cũng chỉ được thay đổi bằng mức thuế suất rất thấp trong luật (khởi điểm là 0,03%; phần vượt hạn mức không quá 3 lần thuế suất 0,07%; phần diện tích vượt hạn mức trên 3 lần thuế suất 0,15%). Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, đây là mức thuế quá thấp, không góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ đất đai, do số tiền thuế phải nộp không đáng kể so với lợi nhuận thu được từ đầu cơ nhà, đất. Mức thuế suất đối với đất thấp nhất ở các nước cũng ở mức 1%.

Vì vậy việc đầu cơ nhà, đất ở Việt Nam vẫn quá dễ dàng; nhà đầu tư không có khả năng vẫn tiếp tục “lách” để làm dự án "ma", để găm giữ đất chờ lên giá và thị trường bất động sản ở Việt Nam vẫn là thị trường còn khiếm khuyết, bị kiểm soát bởi những người có tiền và có quyền. Giá đất quá cao không bao giờ là tín hiệu tốt cho một nền kinh tế phát triển lành mạnh.

(Theo Thanh Niên)

  • 0
  • By Admin
  • 24/01/2011
  • 17