Nghị định 69: Tranh cãi nhiều giải quyết chẳng bao nhiêu
Hiệp hội BĐS Việt Nam, Hiệp hội BĐS Tp.HCM cũng đã tổ chức nhiều buổi tọa đàm nhằm bảo vệ lợi ích cho các hội viên. Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện NĐ này vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa thỏa mãn được nhiều bên nên này chưa đi vào cuộc sống.
Thời điểm áp giá
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Đồng cảm với các doanh nghiệp, luật sư Nguyễn Thị Cam phân tích: “Tp.HCMđã tạo ra các quy trình như yêu cầu các doanh nghiệp phải qua 1 đơn vị thẩm định giá đất rồi Nhà nước xác định lại, điều đó là trái với quy định của pháp luật, vì theo điều 56 của luật Đất đai, Nhà nước xác định giá đất và công bố công khai vào ngày 1 tháng 1 hàng năm và NĐ 123 quy định: “Trong quá trình giao đất, bồi thường giải phóng mặt bằng… mà đất có biến động thì UBND xác định lại giá đất và thông qua Thường trực HĐND trước khi công bố”. Như vậy, nghĩa vụ đó thuộc về UBND. Đây là quy trình cực kỳ minh bạch nhưng chúng ta đã bỏ qua”. Từ những lý do trên LS Cam kiến nghị: “Đẩy nhanh, hoàn thiện và phát huy vai trò của trung tâm phát triển quỹ đất sạch để giao cho các doanh nghiệp BĐS. Nếu không, cần làm rõ tính bình đẳng trong vấn đề tài chính giữa Nhà nước với doanh nghiệp. Không nên buộc họ tự bỏ vốn xây dựng công trình công ích mà nên lấy từ ngân sách nhà nước để thực hiện bởi các doanh nghiệp đã đóng thuế hàng tháng”.
Cần tháo gỡ để thực hiện
Rất nhiều doanh nghiệp kiến nghị: Cần làm rõ giá thị trường là giá nào? Giá đầu vào hay giá đầu ra của doanh nghiệp? Khi khấu trừ tiền bồi thường giải tỏa cho các doanh nghiệp thì cũng phải tính trên giá thị trường tại thời điểm và cần tính cả lãi vay ngân hàng, chi phí cho cơ sở hạ tầng... Hỗ trợ từ 1,5 đến 5 lần giá đất nông nghiệp sẽ khiến giá đất liên tục bị đẩy lên cao, gây khó khăn cho nhà đầu tư và thị trường BĐS.
Một số chuyên gia cho rằng, giá bồi thường đất nông nghiệp hiện nay quá thấp so với giá thị thường, tạo nên sự chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra của BĐS khiến các doanh nghiệp bị hút vào đầu tư BĐS, dẫn đến nhiều dự án bị chậm trễ bởi sự mâu thẫu này. Vì vậy, “NĐ 69/2009 là một bước tiến bộ trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tạo sự công bằng cho người dân, doanh nghiệp và giúp cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thành nhiệm vụ. Bộ Tài Chính sẽ cương quyết thực hiện việc định giá đất theo thị trường cả đầu ra và đầu vào của dự án. Tuy nhiên, cái khó là khâu tổ chức thực hiện NĐ này. Theo đó, ngoài việc căn cứ vào bảng giá đất của UBND tỉnh, thành phố để tính bồi thường thì doanh nghiệp có thể hỗ trợ người dân từ 1,5 – 5 lần nhằm có được giá đền bù sát với giá thị trường”, ông Phạm Đình Cường – Cục trưởng Cục Quản lý Công sản Bộ Tài Chính khẳng định.
Luật Sư Trương Thị Hòa cũng cho rằng, NĐ 69/2009 mang tính nhân văn và phù hợp với thực tế, tuy nhiên cần phải xác định rõ phần nào trong dự án tính thuế và được khấu trừ. Phải cho phép doanh nghiệp khấu trừ các khoản chi phí hợp pháp đã đầu tư vào dự án (được quy định trong điều 15 NĐ 69). Nhà nước cần phải thẩm định trước, sau đó một hội đồng thẩm định khác làm cụ thể hơn. Cần có một giải pháp đồng bộ để thực hiện tốt NĐ 69/2009.
(Theo Báo Xây Dựng)
- 158
- By Admin
- 11/09/2010
- 17