• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Ngành luyện thép sẽ được cải thiện vào năm 2014

Các chuyên gia Ernst & Young cho rằng, vấn đề chính trong ngành thép năm nay sẽ là việc dư thừa công suất sản xuất, bất chấp tình hình sẽ được cải thiện vào năm 2014.

Mike Elliott, người đứng đầu bộ phận thực hành toàn cầu của Ernst & Young về cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khai mỏ và luyện kim, cho biết, các doanh nghiệp luyện thép cần phải giảm chi phí và tối ưu hóa cơ cấu vốn. Các tác giả của nghiên cứu này nghi ngờ tính khả thi của việc thực hiện liên kết ngành dọc như là một phương thức tăng vốn trong ngành thép.

Mike Elliott nhận định, trong năm 2013, đứng trước các doanh nghiệp ngành thép là một nhiệm vụ phức tạp – giữ được khả năng cạnh tranh theo quan điểm chính sách giá cả và đồng thời lại giữ được giá trị doanh nghiệp ở mức cần thiết”. Cho dù trong cả năm 2012 nhu cầu thép tăng và các công suất già cỗi đã bị đóng cửa, nhưng số công suất dư thừa tính đến đầu năm nay vẫn vượt con số của 12 tháng. Nguyên nhân là do năm ngoái đưa vào vận hành nhiều công suất mới.

Công suất sản xuất của ngành thép vẫn hoạt động ít nhất là 80%, nhưng, theo dự đoán, từ năm 2014, tình hình hứa hẹn sẽ ổn định.

 

Theo Mike Elliott, “rất ít có khả năng năm nay tốc độ tăng nhu cầu thép trên thị trường thế giới sẽ vượt được tốc độ vận hành công suất mới. Yếu tố này, cùng với biến động giá cả trên thị trường nguyên liệu có thể làm suy yếu sự ổn định  của các ngành sản xuất có chi phí cao”. “Tuy nhiên, việc loại bỏ những nhà máy lỗi thời và không có hiệu quả và việc nhu cầu thép cao lên có thể sẽ tạo điều kiện tăng lợi nhuận của ngành thép trong các năm 2014 và 2015.

Song song với nhận định trên, Mike Elliott cũng cho rằng, công việc loại bỏ công suất sản xuất dư thừa có thể sẽ vấp phải những khó khăn mang tính chính trị. Vấn đề muốn đề cập ở đây là những sáng kiến có thể của nhà nước về duy trì việc làm. Những sáng kiến này có thể dẫn đến chậm trễ trong việc loại bỏ công suất sản xuất lỗi thời và không hiệu quả. “Hỗ trợ những cơ sở sản xuất đã chết chỉ làm tổn thương ngành thép thế giới mà thôi”, - Mike Elliott khẳng định.

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp luyện kim đưa các mỏ khai thác nguyên liệu vào chuỗi cung cấp của họ, bằng cách đó, cố gắng ổn định giá cả và duy trì giá trị doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, kết quả phân tích của các chuyên gia Ernst & Young cho thấy, hành động này không phải lúc nào cũng làm tăng giá trị doanh nghiệp.

Mike Elliott phát biểu, “người ta cho rằng, với cấu trúc liên kết ngành dọc, trị giá doanh nghiệp sẽ tăng lên, nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi chứng minh rằng, đó không phải là nguyên tắc phổ quát, và nó có tác dụng hoàn toàn không phải cho tất cả mọi doanh nghiệp”.
Các doanh nghiệp luyện thép cần phải nghiêm túc đánh giá hiệu quả của mô hình liên kết kinh doanh theo ngành dọc và xem xem, liệu mô hình phân chí có phù hợp với mình hơn không. Những doanh nghiệp này phải nghiên cứu các phương án thay thế về quản lí chi phí đối với nguyên liệu và nguồn cung nguyên liệu.

Trước tình trạng tăng trưởng yếu ớt của ngành luyện kim, việc giảm chi phí trở thành điều kiện quan trọng sống còn để ổn định và tăng trưởng kinh tế trong tương lai của các doanh nghiệp sản xuất thép.

  • 187
  • By Admin
  • 23/01/2013
  • 17