Ngân hàng và bất động sản trong cuộc đua "giành vốn"
Lãi suất tiết kiệm nhiều NH tăng lên 14% |
Khi lãi suất tiết kiệm không còn hấp dẫn thì vàng, ngoại tệ, chứng khoán, bất động sản (BĐS)... thường là những kênh đầu tư thuần túy. Nhưng thị trường vàng thời gian qua vẫn biến động, cộng thêm Nghị định 24 quản lý chặt vàng miếng khiến người dân không mặn mà với vàng.
Thị trường chứng khoán thì được dự báo còn mất vài năm khó khăn nữa, nên nhà đầu tư (NĐT) còn e ngại với cổ phiếu. Vì lẽ đó, theo bà Nguyễn Anh Thư, Giám đốc Phụ trách kinh doanh Công ty TNHH Savills, động thái hạ lãi suất của các ngân hàng (NH) đang tác động rất tích cực đến tâm lý người mua nhà.
Trước đây, đầu tư vào BĐS lãi suất thấp, thị trường chưa có hướng đảo chiều rõ rệt, vì vậy, người mua nhà rất thận trọng. Nhưng bây giờ, khi lãi suất hạ, việc gửi tiết kiệm không còn hiệu quả, do vậy, chuyển hướng sang rút tiền mua nhà.
Theo chuyên gia Đinh Thế Hiển, thị trường BĐS có một đặc điểm là giá thường theo chu kỳ hình sin đi lên, tức có đỉnh và có “đáy”, nhưng nguyên tắc là “đáy” sau lúc nào cũng cao hơn “đáy” trước. Nếu nhìn trong trung và dài hạn, chắc chắn giá BĐS sẽ bật lên trở lại.
Đồng tình với quan điểm này, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc của Knight Frank Việt Nam, cũng cho rằng, nếu NĐT trường vốn, có tiền nhàn rỗi thì đầu tư vào BĐS hiện nay là hợp lý.
Ngoài ra, nhu cầu của thị trường BĐS dành cho đại bộ phận dân chúng là rất lớn. Nếu thị trường có những dự án nhà ở chất lượng, người mua sẽ không ngần ngại tìm mua. Ngay khi người dân có lòng tin, họ sẽ mạnh dạn mua nhà để ở, khi đó thị trường BĐS sẽ hồi phục.
Sự hấp dẫn của BĐS cũng là lúc các NH bắt đầu lo lắng về những khoản tiền tiết kiệm hiện có. Thực tế, lãi suất được tính trên lạm phát kỳ vọng của tương lai, dự báo 2012 lạm phát xuống 1 con số thì lãi suất giảm xuống 10%, thậm chí 9% là tất yếu.
Sau 4 lần giảm (đầu năm 14%/năm và hiện nay 9%/năm), đến nay có NH huy động lãi suất kỳ hạn dài trên 12 tháng, từ 13,5 - 14%/năm (SCB, Phương Tây…). |
Đứng trước tình hình đó, một số NH thương mại đã lập tức cập nhật biểu lãi suất để giữ chân khách hàng. Nếu so với mức trần 11%/năm mà NH Nhà nước áp dụng từ 28/5 vừa qua và các NH đã thực hiện, thì lãi suất huy động VND hiện đã tăng trở lại, mức cao nhất trên thị trường là 12%/năm.
Cụ thể, từ ngày 12/6, NH Á Châu (ACB) đã tăng mạnh lãi suất huy động VND ở các kỳ hạn dài, từ 12 - 36 tháng, mức tối đa 9%/năm trước đó được thay bằng các mức cao hơn, với 10,4 - 12%/năm; riêng mức cao nhất 12%/năm lĩnh lãi cuối kỳ có ở kỳ hạn 36 tháng. Tại NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), biểu lãi suất cập nhật trong ngày 12/6 cũng có mức cao nhất 12%/năm lĩnh lãi cuối kỳ ở các kỳ hạn 24 và 36 tháng; mức 11%/năm có ở kỳ hạn 13, 15 và 18 tháng.
Thấp hơn một chút, tại NH Phát triển Tp.HCM (HDBank), mức 11,5% được áp dụng cho hai kỳ hạn 15 và 18 tháng... Động thái đẩy lãi suất lên cao của thị trường không phải do nguồn vốn khó khăn, mà vì thời gian qua một số NH chỉ huy động được chủ yếu là vốn ngắn hạn. Do đó, để cân đối lại, một số NH không ngần ngại nâng lãi suất lên để mong hút được nhiều vốn kỳ hạn dài.
Nếu dân tiếp tục rút tiền khỏi NH thì từ nay đến cuối năm sẽ khiến nhiều NH khó khăn hơn vì nhu cầu tiền mặt cuối năm lại tăng cao. “Hai tuần nay, khu vực dân cư thì giảm gửi tiền, còn các tổ chức lại có xu hướng rút tiền để lo kinh doanh cuối năm, khiến NH phải tìm mọi cách để bù đắp thanh khoản.
Đây cũng là lý do vì sao lãi suất liên NH vẫn không giảm trong thời gian dài”, giám đốc chi nhánh một NH cổ phần nói. Cuối năm, thông thường các NH sẽ phải tăng lãi suất để huy động, nay lãi suất liên tục giảm gây nhiều căng thẳng cho thanh khoản của các NH.
Trao đổi về vấn đề này, TS. Lê Đăng Doanh nhấn mạnh, lãi suất về nguyên tắc là phải giảm để cân đối đầu ra giảm hỗ trợ vốn cho DN sản xuất, kinh doanh. Nhưng vấn đề bây giờ là DN vẫn chưa thể tiếp cận được nguồn vốn vay hiệu quả, mà an toàn về thanh khoản của NH lại bị đe dọa. “Lúc đó sẽ nảy sinh trường hợp chúng ta không mong muốn là người dân không gửi tiền NH, mà bắt đầu cho vay lẫn nhau với lãi suất cao hơn, đẩy tín dụng đen bùng phát trở lại. Trong khi đó, lãi suất cũng chính là nhân tố có tác động mạnh đến tỷ giá, giá vàng... và sự ổn định của thị trường. Vì thế, giảm lãi suất như thế nào cho hợp lý NH Nhà nước vẫn cần phải tính toán thận trọng.
(Theo DNSG)
- 252
- By Admin
- 20/06/2012
- 17