Ngân hàng thương mại lớn không được bảo lãnh BĐS, vì sao?
Theo danh sách những ngân hàng thương mại đủ điều kiện tham gia bảo lãnh BĐS mới được Ngân hàng Nhà nước công bố hôm 12/8 vừa qua, có 33 cái tên đã được nhắc tới, trong đó có 9 ngân hàng nước ngoại và 24 ngân hàng Việt Nam.
Những ngân hàng thương mại Việt Nam trong danh sách này đều là những cái tên khá quen thuộc như: Vietinbank, Agribank, Vietcombank, Techcombank, VPBank, MB, Maritimebank, LienVietPostBank, HDBank, ACB, BIDV, SHB,...
Nhưng điều đáng chú ý đó là danh sách này lại vắng bóng những ngân hàng lớn trong nhóm cổ phần như Eximbank, Sacombank hay các ngân hàng nhỏ hơn như VIB, OCB, Nam A Bank,…
Các ngân hàng Eximbank, Nam A Bank và Sacombank đều tham gia bảo lãnh bất động sản
Xoay quanh vấn đề này, cũng đã có nhiều giả thiết được đặt ra, trong đó cũng có việc liên quan tới việc tái cơ cấu cũng tình hình hoạt động của những ngân hàng trên. Bên cạnh đó, một vài ý kiến lại cho rằng đặc thù của các ngân hàng mới chính là lý do. Vì có ngân hàng lại muốn đẩy mạnh cho vay bảo lãnh xuất nhập khẩu hoặc sản xuất kinh doanh hơn là liên quan tới lĩnh vực bất động sản đầy rủi ro như các ngân hàng khác.
Song, theo đại diện ngân hàng Sacombank, ngân hàng này có tham gia bảo lãnh bất động sản nhưng do chưa hoàn thiện các vấn đề liên quan tới thủ tục hành chính, cụ thể hơn là việc nộp hồ sơ của Sacombank có chậm hơn các ngân hàng khác.
Theo vị đại diện này: “Trong vài ngày tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ cập nhật danh sách và sẽ có tên các ngân hàng nộp hồ sơ sau”. Bên cạnh đó còn bổ sung thêm rằng, Ngân hàng Nhà nước cũng đã lưu ý ngay trong danh sách 33 ngân hàng mới được công bố là cập nhật tại ngày 12/8.
Đại diện ngân hàng Eximbank cũng cho biết hiện ngân hàng này cũng trong quá trình đang hoàn tất thủ tục và cũng sẽ sớm được chấp thuận, trong vài ngày tới sẽ được bổ sung thêm vào danh sách.
Thời gian qua, Ngân hàng Nam A Bank vốn khá mặn mà đối với việc cho vay bất động sản cũng không có tên trong danh sách hôm 12/8 vừa qua. Phó Tổng giám đốc của Nam A Bank cũng đưa ra câu trả lời tương tự như Sacombank và Eximbank về lý do chưa góp mặt trong danh sách những ngân hàng thương mại được tham gia bảo lãnh bất động sản. Vị đại diện này cũng cho biết, khi danh sách đợt 2 được Ngân hàng Nhà nước công bố, chắc chắn sẽ có tên của Nam A Bank.
Điều 56 trong Luật Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ ngày 01/7 vừa qua đã quy định, khi có sự bảo lãnh của ngân hàng thương mại, các chủ đầu tư mới được phép cho thuê mua, bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Các chuyên gia và Đại diện Bộ Xây dựng đều cho rằng, nhiệm vụ của việc bảo lãnh dự án là để đảm bảo việc thực hiện theo đúng tiến độ của dự án. Trong trường hợp dự án không được chủ đầu tư triển khai, người mua nhà vẫn có cơ hội được trả lại tiền hoặc nhận nhà vì đã được bảo lãnh. Trong khi đó, với những quy định từ trước, khi dự án bị đình trệ, người mua nhà chỉ có thể nhận phần thiệt về mình, nếu có tố cáo, khiếu nại chủ đầu tư hay đem kiện ra toà cũng không chắc sẽ đòi được tiền.
Liên quan đến bảo lãnh dự án nhà ở hình thành trong tương lai, Đại diện Vụ tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cho hay, Thông tư 07 về bảo lãnh ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước soạn thảo, trong đó cũng đã có điều khoản riêng về việc cho thuê và bán nhà ở hình thành trong tương lai. Bên cạnh đó, danh sách ngân hàng thương mại có đủ điều kiện và khả năng bảo lãnh bất động sản cũng được Ngân hàng Nhà nước công bố.
- 0
- By Admin
- 14/08/2015
- 17