• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Ngăn chặn giao dịch bất động sản ngầm: Cần các chế tài

Chuyện của anh Dũng giờ đã trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Trong một lần giao lưu trực tuyến về thị trường bất động sản (BĐS) Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cũng chia sẻ tình trạng không phải ai có nhu cầu cũng có thể mua căn hộ chung cư trực tiếp từ các chủ đầu tư. Theo Bộ trưởng, sở dĩ có chuyện đó là do nhu cầu về nhà ở rất lớn, trong khi nguồn cung không đáp ứng kịp, dẫn đến việc hình thành hệ thống đầu cơ, mua bán qua khâu trung gian. Mặt khác, câu chuyện mua bán BĐS nói chung không được công khai, minh bạch, không qua hệ thống sàn giao dịch, người dân có nhu cầu không được tiếp cận thông tin chính thống về dự án như: số lượng, chất lượng, giá cả hàng hóa; thời gian, địa điểm bán hàng... Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, trường hợp người mua vì lý do nào đó phải bán lại cũng là chuyện bình thường. Không thể ngăn cấm việc bán lại những nhà đã mua. Khi cung - cầu chưa cân xứng, thiếu hàng hóa, đương nhiên người mua phải trả giá cao hơn giá gốc. Đối với những trường hợp mua đi bán lại thì phải thông qua hợp đồng mua bán và phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.

 

Sàn giao dịch BĐS chuẩn phải công khai các thông tin về BĐS cần bán, chuyển nhượng, cho thuê (có mẫu cụ thể) để khách hàng biết và đăng ký giao dịch. Thời gian công khai tối thiểu tại sàn là 7 ngày. Trong thời gian này, các thông tin công khai về BĐS cần giao dịch còn phải được đăng tải tối thiểu 3 số liên tiếp trên một tờ báo  phát hành tại địa phương và tối thiểu 1 lần trên đài truyền hình địa phương nơi có dự án và trên trang web của sàn giao dịch BĐS.                         

Mọi giao dịch phải qua sàn chuẩn

Liên quan tới các giao dịch BĐS, Bộ Xây dựng cho biết, theo Luật Kinh doanh BĐS, Nghị định 153/2007/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 13/2008/TT-BXD ngày 21-5-2008 của Bộ Xây dựng, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bắt buộc phải thực hiện việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, thuê mua BĐS thông qua sàn giao dịch do mình thành lập hoặc lựa chọn sàn giao dịch BĐS do đơn vị khác thành lập để giới thiệu sản phẩm và thực hiện các giao dịch. Đối với giao dịch mua bán của người dân, quy định không bắt buộc, song Nhà nước khuyến khích thực hiện thông qua sàn để bảo đảm công khai, minh bạch và bảo vệ quyền lợi của các bên. Bộ Xây dựng đã cấp 20 giấy phép thành lập sàn giao dịch BĐS chuẩn và dự báo sẽ còn tăng nhanh vì nhu cầu giao dịch tương đối lớn.

 

Bộ Xây dựng cũng đang soạn thảo nghị định thay thế Nghị định 126/NĐ-CP của Chính phủ (về xử phạt hành chính trong xây dựng), trong đó, các hành vi bán, cho thuê, cho thuê mua BĐS thuộc diện phải qua sàn giao dịch mà không thông qua sàn sẽ bị phạt từ 50-60 triệu đồng. Các tổ chức, cá nhân tái phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh. Ngoài ra, hành vi bán nhà trước khi xong móng hoặc dự án chậm tiến độ so với cam kết với khách hàng cũng bị phạt từ 60-70 triệu đồng, nếu tái phạm sẽ tước giấy phép kinh doanh. Ông Phạm Gia Yên, Chánh Thanh tra Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, những hành vi vi phạm trên, theo quy định hiện hành chưa có chế tài xử phạt hoặc mức phạt quá nhẹ. Bộ Xây dựng nhận được nhiều thư, kiến nghị của người dân và Bộ đã phải xử lý từng trường hợp cụ thể.

 

Tất nhiên, trong những giải pháp bình ổn thị trường BĐS, giải pháp quan trọng vẫn là phải tăng cung nhà ở có quy mô, chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu của xã hội; phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp thuê, bên cạnh các khu nhà ở,  khách sạn, văn phòng cao cấp. Mặt khác, dư luận đang chờ đợi chính sách về thuế, tín dụng hoàn thiện để hạn chế đầu cơ, bảo đảm thị trường phát triển hợp lý.

Theo Hà Nội Mới
  • 0
  • By Admin
  • 25/09/2008
  • 17