Năm 2013, công trình xây dựng sẽ thân thiện hơn với môi trường
Như vậy có thể nói bắt đầu từ năm 2013, hoạt động xây dựng ở Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung sẽ bước sang một giai đoạn mới: thân thiện hơn với môi trường.
Tất cả đã... sẵn sàng
Tuần qua, Hội Kiến trúc sư Tp.HCM và Công ty Bluescope Steel Việt Nam đã cùng tổ chức hội thảo “Cho tầm nhìn xa hơn, Cho thiên nhiên xanh hơn”. Ông Nguyễn Trường Lưu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Kiến trúc sư Tp.HHCM, kêu gọi mọi người hãy sử dụng các màu sáng, đặc biệt là màu trắng cho nóc nhà vì màu này sẽ giúp phản quang, hạn chế hấp thu nhiệt.
Hội Kiến trúc sư Tp.HCM cho biết, đơn vị đã tổ chức nhiều hội thảo, nhiều buổi trao đổi kinh nghiệm về kiến trúc xanh cho các kiến trúc sư. Nếu như trước đây, khi đề cập đến loại hình kiến trúc này có đến 80% - 90% khách hàng lắc đầu từ chối vì sự đắt đỏ của đa số vật liệu. Theo ông Nguyễn Trường Lưu, sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện môi trường để xây dựng các kiến trúc xanh có thể làm đội giá thành xây dựng lên 20% - 30%. Đơn cử, giá một bóng đèn tiết kiệm năng lượng có thể đắt hơn giá bóng đèn thường hơn 30%, lam nhôm che bức xạ mặt trời đắt hơn lam thường hơn 20%... Thế nhưng, số tiền điện tiết kiệm được trong quá trình sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng chắc chắn không nhỏ. Tương tự, dùng lam nhôm che bức xạ mặt trời, người sử dụng loại vật liệu này sẽ bớt phải dùng máy lạnh làm mát…
Đồng hành với các kiến trúc sư là các nhà sản xuất. Phải nói rằng các nhà sản xuất vật liệu xây dựng đã đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi trong xu hướng kiến trúc. Ngay khi Chính phủ có chủ trương hạn chế sử dụng gạch nung và khuyến khích sử dụng gạch không nung trong xây dựng, nhiều nhà sản xuất đã nhanh chóng tiếp cận lĩnh vực sản xuất loại sản phẩm này. Hiện nay trên thị trường đã có các loại gạch không nung mang nhãn hiệu Trung Hậu, Chita, Dmc… với giá thành cao hơn các loại gạch thường 10% - 15% tùy loại… Ngay cả với mái che nhà đã có các loại mái che dùng công nghệ phản quang đặc biệt giúp làm giảm tới khoảng 5 - 6°C như clearn colorbond thermatech…
Vẫn cần những... cú hích
Sự đắt đỏ của đa số vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường là cản ngại chính trong sự phát triển của xu hướng xây dựng này. Theo một chuyên gia của Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM, dù biết rằng về lâu dài các chi phí vượt trội sẽ được bù đắp bởi những khoản tiết kiệm được từ việc tiết giảm sử dụng điện, nước… nhưng không phải chủ đầu tư nào cũng có thể chi ngay một khoản tiền lớn cho việc xây dựng các công trình thân thiện với môi trường. Nhất là đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách, thường bị giới hạn bởi các định mức về xây dựng. Do vậy, theo chuyên gia này, cùng với chủ trương khuyến khích xu hướng kiến trúc xanh, nhà nước cần có các cơ chế hỗ trợ chủ đầu tư xây dựng nên các công trình xanh.
Chi phí cho chất xám đối với đa số các công trình kiến trúc thân thiện với môi trường thường cũng không hề rẻ. Chủ đầu tư một khu resort nhỏ ở Đà Lạt tiết lộ, để được kiến trúc sư tư vấn cho việc dùng bao cát trộn đất làm bờ che cho công trình xây dựng, ông đã phải chi với một số tiền cao hơn 10% so với số tiền trả cho tư vấn bình thường. Tuy nhiên, giải pháp dùng bao cát trộn đất đã giúp ông có được một bờ che rậm cây xanh (do có thể trồng cây trên các bao cát này) vừa vững chắc vừa đẹp, thân thiện với môi trường và đặc biệt tạo được ấn tượng tốt với du khách, nhất là du khách nước ngoài.
Bao giờ tất cả các kiến trúc ở Việt Nam đều là kiến trúc xanh? Chắc chắn không thể có trong tương lai gần. Thế nhưng, Chính phủ đang quyết tâm đặt những viên gạch đầu tiên cho tương lai này từ chủ trương sử dụng gạch không nung trong xây dựng.
Các công trình xây dựng có kiến trúc xanh ngày càng nhiều tại Tp.HCM. |
Tất cả đã... sẵn sàng
Tuần qua, Hội Kiến trúc sư Tp.HCM và Công ty Bluescope Steel Việt Nam đã cùng tổ chức hội thảo “Cho tầm nhìn xa hơn, Cho thiên nhiên xanh hơn”. Ông Nguyễn Trường Lưu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Kiến trúc sư Tp.HHCM, kêu gọi mọi người hãy sử dụng các màu sáng, đặc biệt là màu trắng cho nóc nhà vì màu này sẽ giúp phản quang, hạn chế hấp thu nhiệt.
Hội Kiến trúc sư Tp.HCM cho biết, đơn vị đã tổ chức nhiều hội thảo, nhiều buổi trao đổi kinh nghiệm về kiến trúc xanh cho các kiến trúc sư. Nếu như trước đây, khi đề cập đến loại hình kiến trúc này có đến 80% - 90% khách hàng lắc đầu từ chối vì sự đắt đỏ của đa số vật liệu. Theo ông Nguyễn Trường Lưu, sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện môi trường để xây dựng các kiến trúc xanh có thể làm đội giá thành xây dựng lên 20% - 30%. Đơn cử, giá một bóng đèn tiết kiệm năng lượng có thể đắt hơn giá bóng đèn thường hơn 30%, lam nhôm che bức xạ mặt trời đắt hơn lam thường hơn 20%... Thế nhưng, số tiền điện tiết kiệm được trong quá trình sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng chắc chắn không nhỏ. Tương tự, dùng lam nhôm che bức xạ mặt trời, người sử dụng loại vật liệu này sẽ bớt phải dùng máy lạnh làm mát…
Đồng hành với các kiến trúc sư là các nhà sản xuất. Phải nói rằng các nhà sản xuất vật liệu xây dựng đã đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi trong xu hướng kiến trúc. Ngay khi Chính phủ có chủ trương hạn chế sử dụng gạch nung và khuyến khích sử dụng gạch không nung trong xây dựng, nhiều nhà sản xuất đã nhanh chóng tiếp cận lĩnh vực sản xuất loại sản phẩm này. Hiện nay trên thị trường đã có các loại gạch không nung mang nhãn hiệu Trung Hậu, Chita, Dmc… với giá thành cao hơn các loại gạch thường 10% - 15% tùy loại… Ngay cả với mái che nhà đã có các loại mái che dùng công nghệ phản quang đặc biệt giúp làm giảm tới khoảng 5 - 6°C như clearn colorbond thermatech…
Vẫn cần những... cú hích
Sự đắt đỏ của đa số vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường là cản ngại chính trong sự phát triển của xu hướng xây dựng này. Theo một chuyên gia của Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM, dù biết rằng về lâu dài các chi phí vượt trội sẽ được bù đắp bởi những khoản tiết kiệm được từ việc tiết giảm sử dụng điện, nước… nhưng không phải chủ đầu tư nào cũng có thể chi ngay một khoản tiền lớn cho việc xây dựng các công trình thân thiện với môi trường. Nhất là đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách, thường bị giới hạn bởi các định mức về xây dựng. Do vậy, theo chuyên gia này, cùng với chủ trương khuyến khích xu hướng kiến trúc xanh, nhà nước cần có các cơ chế hỗ trợ chủ đầu tư xây dựng nên các công trình xanh.
Chi phí cho chất xám đối với đa số các công trình kiến trúc thân thiện với môi trường thường cũng không hề rẻ. Chủ đầu tư một khu resort nhỏ ở Đà Lạt tiết lộ, để được kiến trúc sư tư vấn cho việc dùng bao cát trộn đất làm bờ che cho công trình xây dựng, ông đã phải chi với một số tiền cao hơn 10% so với số tiền trả cho tư vấn bình thường. Tuy nhiên, giải pháp dùng bao cát trộn đất đã giúp ông có được một bờ che rậm cây xanh (do có thể trồng cây trên các bao cát này) vừa vững chắc vừa đẹp, thân thiện với môi trường và đặc biệt tạo được ấn tượng tốt với du khách, nhất là du khách nước ngoài.
Bao giờ tất cả các kiến trúc ở Việt Nam đều là kiến trúc xanh? Chắc chắn không thể có trong tương lai gần. Thế nhưng, Chính phủ đang quyết tâm đặt những viên gạch đầu tiên cho tương lai này từ chủ trương sử dụng gạch không nung trong xây dựng.
Theo số liệu của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, từ năm 2011 đến 2020, để sản xuất 374 tỷ viên gạch nung như kế hoạch phát triển ngành vật liệu xây dựng, người ta đã phải khai thác 560 triệu m³ đất sét, tương đương 28.000ha đất canh tác sẽ bị tàn phá. Và để nung số gạch này sẽ phải tốn khoảng 60 triệu tấn than… |
- 187
- By Admin
- 03/01/2013
- 17