Năm 2009: BĐS Việt Nam tiếp tục khó khăn về vốn
Đó là nhận định của ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về dự báo triển vọng về thị trường BĐS Việt Nam trong khoảng 1 năm tới.
Năm 2008 chứng kiến sự thăng trầm của thị trường BĐS Việt Nam, việc các ngân hàng thắt chặt tín dụng kiềm chế lạm phát đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động vốn của các nhà đầu tư. Ông có nhận định như thế nào về tình hình thị trường BĐS trong năm tới, thưa ông?
Tôi tin chắc chắn rằng khó khăn về vốn cho thị trường BĐS vẫn đang tiếp tục. Bởi vì đã đầu tư BĐS thì chắc chắn là phải vay nợ ngân hàng. Hết năm 2008 đầu năm 2009, chắc chắn các NĐT phải trả nợ ngân hàng, nếu không phải trả hết thì cũng phải trả một phần.
Việc các ngân hàng xiết nợ bằng cách đem bán đấu giá để thu hồi vốn khiến thị trường lại có nhiều nguồn cung hơn từ việc bán đấu giá, phát mại tài sản của các ngân hàng. Và như vậy, chắc chắn là khả năng xử lý vốn cho thị trường vẫn là khó khăn lớn nhất. Tôi cho rằng năm 2009 là năm rất khó khăn đối với thị trường BĐS.
Thị trường BĐS trầm lắng, giao dịch trên thị trường rất yếu. Vậy BĐS liệu có còn là thị trường để các nhà đầu tư giữ vốn hay không, thưa ông?
Chúng ta thấy rằng, trước đây chủ yếu để tiền vào BĐS, từ năm 2004 đến nay thì có sự thay đổi. Năm 2006 vốn của người dân đổ vào chứng khoán chứ không phải là BĐS. Đến quý 2 năm 2007 thì lại chạy ngược vào BĐS. Quý 2 năm 2008 thì lại chạy vào tiền gửi ngân hàng, do lãi suất tăng mạnh.
Điều đó là một tín hiệu tốt, thể hiện là người dân đã biết sát với thị trường hơn, đã biết phân tích hơn. Đó là quyền của người dân mong muốn được đầu tư làm sao cho khoản tiết kiệm của mình có lãi nhất ở thị trường nào đấy mang lại lợi nhuận cao.
Theo tôi, thời điểm này các nhà đầu tư giữ vốn tại BĐS đã dịu hơn.
Ông có đánh giá như thế nào về thị trường BĐS Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO, thưa ông?
Có ảnh hưởng nhất định, nhịp độ ảnh hưởng của BĐS Việt
Điểm thứ nhất là về pháp luật chưa chuẩn bị kịp về tính bình đẳng cần thiết theo quy tắc của WTO giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Điểm thứ hai là xu hướng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào BĐS cuối năm 2007 diễn ra khá mạnh. Có lẽ, sau những dấu hiệu của khủng khoảng kinh tế thế giới, thì những tác động của đầu tư nước ngoài vào Việt
Năm 2008 thị trường BĐS lên xuống rất khác nhau, đầu năm 2008 thì tăng cao, đến quý 2 và quý 3 thì sụt giảm mạnh, quý 4 thì trầm lắng hẳn. Lúc thị trường như thế này là chúng ta cần thiết chỉnh đốn lại các công cụ để quản lý, tác động lên thị trường BĐS để có thị trường với các chỉ số tương đối tốt. Ví dụ chỉ số minh bạch thị trường, chỉ số độ thuận lơi kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước,…đó là việc chúng ta phải làm để chờ đón sự phục hồi trở lại của thị trường BĐS trong 1,2 năm tới.
Quan điểm của ông về việc Bộ Xây dựng đề xuất chọn lĩnh vực đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp trong gói kích cầu của Chính phủ?
Tất nhiên, gói kích cầu có thể để giải cứu BĐS khi chúng ta phân tích vĩ mô, và thấy rằng BĐS có tác động xấu, tiêu cực đối với nền kinh tế. Vấn đề là chúng ta giải cứu như thế nào, đưa vào vào khu vực nào và cách thức như thế nào là điều chúng ta phải bàn. Còn khi thị trường BĐS có tác động xấu đối với nền kinh tế thì chắc chắn sẽ phải có giải pháp vốn từ ngân sách cho thị trường, có điều là giải pháp như thế nào cho hợp lý.
Xin cám ơn ông.
Theo Cafe F
- 0
- By Admin
- 29/12/2008
- 17