• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Mua bán nhà bằng giấy tay thông qua người ủy quyền có hợp pháp?

Nguyễn Văn B đã bán cho người thứ 3 và đưa toàn bộ giấy tờ phần căn hộ (chưa có sổ đỏ) do Nhà nước cấp cho người này và viết hợp đồng mua bán nhà (viết tay không có xác nhận ở phường). Hiện người thứ 3 đang làm thủ tục lấy sổ đỏ và muốn bán cho tôi (người thứ 4) và giao lại cho tôi toàn bộ giấy tờ căn hộ (hợp đồng mua bán tay).

Vậy cho tôi hỏi: thủ tục như vậy có hợp pháp không? Tôi đang phân vân vì người thứ 3 đã cam kết đưa cho tôi sổ đỏ đang đứng tên người chủ sở hữu gốc là Nguyễn Văn A. Như vậy nếu tôi mua căn hộ đó thì sau này sang tên đổi chủ căn hộ có hợp pháp không?

Rất mong nhận được sự giải đáp của tòa soạn.

Manh Cuong (cuong.black@...)

- Trả lời của luật sư Nguyễn Văn Hậu:

Theo dữ kiện mà bạn cung cấp trong câu hỏi thì căn hộ hiện tại do ông Nguyễn Văn A (người bố) đứng tên chủ sở hữu và đang hoàn tất thủ tục được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mang tên ông Nguyễn Văn A. Ông Nguyễn Văn B (con trai) chỉ là người được ông Nguyễn Văn A ủy quyền cho toàn quyền sử dụng căn hộ mà thôi, chứ không có quyền đứng ra bán căn hộ.

Do vậy việc ông Nguyễn Văn B bán căn hộ của ông Nguyễn Văn A cho người thứ 3 rồi người thứ 3 lại bằng giấy tay bán căn hộ này cho người thứ 4 là vi phạm pháp luật. Hợp đồng mua bán căn hộ này  giữa ông Nguyễn Văn B và người thứ 3 và giữa người thứ 3 với người thứ 4 không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Cho dù bạn là người thứ 4 mua căn hộ có cầm toàn bộ giấy tờ sở hữu căn hộ mang tên ông Nguyễn Văn A thì căn hộ đó vẫn có chủ sở hữu là ông Nguyễn Văn A chứ không phải là bạn.

Vậy cách tốt nhất để bạn có thể mua căn hộ này một cách hợp pháp là ông Nguyễn Văn A phải hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mang tên ông ấy rồi sau đó ông Nguyễn Văn A sẽ chuyển nhượng căn hộ này cho bạn theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

Điều 450 Bộ luật dân sự có quy định và hình thức của hợp đồng mua bán nhà ở như sau: hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo Tuổi Trẻ Online

  • 307
  • By Admin
  • 13/04/2009
  • 17