• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Mê Linh: Khi nào mới trở thành đô thị trung tâm?

Mê Linh: Khi nào mới trở thành đô thị trung tâm? | ảnh 1
Đô thị bỏ hoang cỏ mọc ngút đầu người

Huyện Mê Linh chính thức sát nhập về thủ đô Hà Nội vào năm 2008 với quy hoạch mới trở thành đô thị trung tâm Hà Nội. Hiện tại, các tuyến đường giao thông nối các quận lân cận như Tây Hồ, Từ Liêm tới Mê Linh khá thuận lợi. Đơn cử đường cao tốc Thăng Long, Nội Bài, đường quốc lộ 23, đường quốc lộ 5 kéo dài. Ngoài ra, còn có nhiều cây cầu mới đang và sắp được  xây dựng như Cầu Nhật Tân, cầu Chèm,.. điều này rút ngắn khoảng cách, thời gian khi di chuyển từ các quận lân cận sang huyện Mê Linh. Vì vậy, từ lâu đã có rất nhiều nhà đầu tư bất động sản nhắm đến Mê Linh như một khu vực đầy tiềm năng.

Theo thống kê của UBND TP.Hà Nội, hiện trên địa bàn H.Mê Linh có gần 40 dự án nhà ở, khu nhà vườn, khu công nghiệp, chung cư, biệt thự nhà vườn, dịch vụ giải trí, du lịch... Tiêu biểu là các dự án như khu đô thị Cienco5 (68ha); khu nhà ở để bán và cho thuê Hà Phong; khu đô thị mới CEO (21ha); dự án Diamond Park (14ha), khu đô thị Tiền Phong, khu đô thị mới AIC (hơn 90 ha), khu đô thị mới Minh Giang Đầm Và,….

Đất Mê Linh mặc dù chưa thể sốt nóng như đất ở phía tây thành phố, tuy nhiên vài năm trở lại đây, giá đất nhiều dự án cũng đã đẩy lên mức cao so với các khu vực lân cận. Cụ thể, dự án Cienco 5 (giai đoạn) 1 đã thi công xong cơ sở hạ tầng và bàn giao nhà cho dân xây thô hiện đang chào bán giá 20 triệu đồng/m2 đất liền kề, giá mỗi m2 đất biệt thự 12-13 triệu đồng/m2. Tại khu đô thị Minh Giang – Đầm Và, giá chào bán gần 20 triệu đồng/m2 đất liền kề, 13 triệu đồng/m2 đất biệt thư…

Dự án rất nhiều, giá đất tăng đều nhưng tất cả chỉ dành cho các nhà đầu cơ có cơ hội làm ăn khi họ liên tục trao đổi mua đi bán lại các lô đất hoang. Còn thực tế, hàng chục dự án đang trong tình trạng làm dở dang hoặc bị bỏ hoang từ từ nhiều năm nay.

Điều này đang gây tổn thất về kinh tế cho địa phương và người dân. Đơn cử, nếu chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc tiến độ làm dự án, chính quyền có thể thu được các loại tiền thuế, lệ phí khác như tiền thuế sử dụng đất… Hay như việc xây dựng dự án chắc chắn sẽ thu hút nguồn lực lao động từ địa phương tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người dân bị mất ruộng. Thậm chí, nếu các đô thị này được lấp đầy dân đồng nghĩa với việc các loại dịch vụ khác phục vụ cho sinh hoạt sẽ phát triển và người dân địa phương sẽ được hưởng lợi từ dịch vụ này….

Theo tìm hiểu phóng viên, hiện chỉ có dự án Hà Phong được khởi công năm 2004 đã có người ở, dự án Cienco 5 mặc dù xong hạ tầng nhưng chưa có người dân nào chuyển về. Tương tự là dự án Minh Giang – Đầm Và, một trong dự án có vị trí đẹp nhất huyện Mê Linh đã triển khai làm hạ tầng xong nhưng chưa thực hiện xây thô. Còn các dự án khác vẫn đang dang dở thậm chí đất nhiều dự án đã bị dân tái lấn chiếm như dự án AIC, dự án Làng Hoa Tiền Phong, dự án Licogi Tiền Phong, dự án nhà ở Ba Đình….

Nhiều người dân cho biết, đa phần dự án ở đây là giao cho dân tự xây nhà nhưng do hạ tầng cở sở chưa thực sự phát triển nên nhiều người chưa muốn đầu tư tiền để xây nhà lúc này. Trong khi, người dân địa phương không đủ tiền để mua đất xây nhà tại các khu dự án.

Trong khi đó, xét về dài hạn, nguồn cầu hiện vẫn đang rất tiềm năng do giá đất Mê Linh vẫn còn khá rẻ so với các khu vực khác Hà Nội mở rộng. Thêm vào đó, Hà Nội đang thực hiện chính sách di dân các quận nội đô. Đặc biệt, việc quy hoạch khu đô thị Tây Hồ Tây, khu Ngoại giao đoàn… hay việc xây dựng thêm nhiều cơ quan hành chính mới đặt tại một số quận giáp ranh Đông Anh, Mê Linh  khiến cho nhiều người có nhu cầu mua đất tại Mê Linh để sinh sống, đầu tư lâu dài.

Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, nguyên nhân của sự bất cập này còn là do công tác quản lý, quy hoạch. Đã đến lúc, các cơ quan phải xem xét lại các vấn đề trong đó phải đưa ra chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể từng khu vực. Cơ quan quản lý hoạch định các khu vực ưu tiên phát triển như từ vành đai 4 trở vào. Chỉ cho làm dự án trong phạm vi này và có chế tài bắt buộc chủ đầu tư hoàn chỉnh dự án để đưa vào sử dụng. Khi nào dự án phủ kín, mới tiếp tục phát triển tới khu khác. Khu vực nào chưa cần thiết phải làm nên để đất để cho dân cầy cấy, nếu không rất lãng phí.

Ông Võ cho biết: "Phát luật cũng đã có những chế tài xử phạt dự án chậm triển khai, theo quy định Luật Đất đai đai, nếu chủ đầu tư chậm triển khai dự án 12-24 tháng có thể bị thu hồi. Thậm chí nếu vi phạm nặng, có thể chủ đầu tư không được giao dự án trong một thời gian. Về phía chính quyền, việc để xảy ra tình trạng dự án treo nhiều năm trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương, cụ thể là của chủ tịch UBND tỉnh, TP".

(Theo VnMedia)


  • 0
  • By Admin
  • 28/03/2011
  • 17