• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Mái nhà tại sao cần phải chú ý tới hình dáng?

Ngày nay, không ít công ty kinh doanh nhà ở muốn “đổi mới tư duy”, rượt đuổi trong cạnh tranh đã thiết kế ra những ngôi nhà dị dạng với con mắt người Á Đông ta, mang dáng dấp điệu đàng kiểu Nam Mỹ hoặc Tây Ban Nha. Những căn nhà lạ mắt này đã thu hút không ít khách mua nhà muốn chơi trội.

Thực ra thì những ngôi nhà thiết kế lạ lẫm mang dáng dấp “Tây” này thường phơi bày rõ nét nhất ở phần nóc nhà, chóp đỉnh, có mặt lợi của nó, nhưng cũng có mặt dở của nó. Theo phong thuỷ học truyền thống thì những ngôi nhà dị dạng ấy không cát lợi, thậm chí khiến những người sống lâu trong các căn nhà đó rất dễ mắc những chứng bệnh về tâm lý.

Vậy thì những kiểu mái nhà, chóp đỉnh như thế nào là vi phạm đạo đức phong thuỷ truyền thống?

1. Nóc hình tam giác: Với mái nhà hình tam giác lại có độ dốc quá lớn, sẽ dễ làm cho thể khí trong và ngoài nhà biến đổi dị thường. Bởi vậy, cách khắc phục tốt nhất là cắt ngang mái, lắp đặt một mái móc mới nghiêng ra ngoài, như vậy vừa mỹ quan lại vừa phù hợp với yêu cầu phong thuỷ.

2. Mái nhà dốc về một phía: Dễ làm cho ánh nắng gắt chiếu rọi vào trong nhà. Cũng có nghĩa là sẽ làm cho sự hấp thu ngoại khí của cơ thể người xảy ra sự thiên lệch, vận luận của cơ thể có xu hướng bất thường. Bởi vậy, bên sửa mái dài nên nâng cao mép mái lên cách mặt là 3m, và ở phía bên kia nên thiết lập mái mới, dài 3m là lý tưởng nhất.

3. Mái bằng: Các toà nhà bê tông cốt thép hiện đại thường hay sử dụng kết cấu mái bằng (sân thượng). Bởi là mái bằng phẳng nên truyền nhiệt khá nhanh, khiến không khí trong nhà khá nóng bức về mùa hè và lạnh lẽo vào mùa đông, điều này ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khoẻ của người sống bên trong.

Bởi vậy, nếu là mái gỗ thì nên nâng cao nền, có nghĩa là tôn cao mặt đất lên, nếu giấy dán tường trong nhà là loại platic, thì nên đổi bằng vải hoặc ốp ván mỏng, nếu là kiểu nhà tây hoặc biệt thự, có thể bóc gỡ những vật liệu hợp chất hoá học, vật liệu tổng hợp kiểu mới ra, ốp bằng ván gỗ mỏng lên tường, mặt nền lát bằng vật liệu gỗ dày, sẽ có cảm giác yên tâm hẳn.

4. Mái giữa cao, 2 bên thấp: Hình dáng mái này gọi là “hàn hiên” (vai lạnh), nhìn bề ngoài, có dáng vẻ có độc. Phong thuỷ học truyền thống cho rằng, ngọn núi kéo dài thì sinh khí thịnh vượng, ngọn núi dốc, đặc biệt ngọn núi kiểu “Ba Vỉ” dạng chữ “Sơn” ngọn ở giữa nhô cao, 2 ngọn bên thấp, tựa hình tam giác thuộc “Hoả” trong Ngũ hành.

Nhìn từ tình hình thực tế cho thấy, nước bao giờ cũng chảy chỗ trũng, mái nhà giữa cao 2 bên thấp, lồi lõm không bằng phẳng tốc độ nước mưa xối xuống nhanh và mức độ xâm thực của nước cũng tăng, vật liệu xây dựng cũng chóng mục và chỗ tiếp giáp của mái cũng bị ảnh hưởng không tốt. Bởi vậy khi lựa chọn dùng loại mái này, cần phải chú ý tới việc lắp đặt vật liệu xây dựng có chất lượng tốt.

Vật liệu kiến trúc hiện nay tương đối tiến bộ, độ dốc của mái nhà quyết định bởi chất lượng vật liệu tấm lợp. Sử dụng vật liệu tính thực vật ngậm nước như rạ, thoát nước mới dễ, khi lợp ngói tránh nước chảy ngược hoặc bị gió to làm xô lệch. Ngoài ra, như tấm lợp vật liệu kim loại như tôn, kẽm, tấm nhôm, tấm đồng cũng có thể được.

Tóm lại mái nhà bất kể hình dáng nào, bất kể làm bằng vật liệu gì thì đều phải nghĩ tới yếu tố đầu tiên, là chống dột, chống gió mùa. Bởi vậy, khi có hiện tượng thẩm thấu phải sớm sửa chữa, để giảm nhẹ mức nguy hại.

  • 215
  • By Admin
  • 24/04/2014
  • 17