Long Thành (Đồng Nai): Còn bao nhiêu đất công bị lấn chiếm trái phép?
Vấn đề đặt ra là, cần những chính sách minh bạch để nguồn lực đất đai đem lại lợi ích chung đối với cộng đồng, chứ không chỉ chảy riêng vào túi một nhóm lợi ích nào.Con đường này được đầu tư từ tiền ngân sách vào KCN Long Đức. |
Có hay không có sự tiếp tay?
Trong loạt bài trước, chúng tôi đã phân tích một số cách thức nhằm “phù phép” đất công đang được một số người áp dụng ở Đồng Nai, như chuyển đổi nông trường thành khu công nghiệp cổ phần; xé nhỏ dự án; lợi dụng các chính sách ưu đãi của chính quyền. Tuy nhiên, điều tra của chúng tôi cũng cho thấy, đây mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.Câu hỏi mà dư luận đang đặt ra sít sao ngay lúc này đây, đó là: liệu đây chỉ là chiêu trò của doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở quản lý hay còn có sự tiếp tay của một số cơ quan công quyền? Trên thực tế, đã xẩy ra những trường hợp hết sức khó lý giải, như Công ty cao su Đồng Nai, bị “chiếm” mất hàng trăm ha đất trồng cao su mà mỗi ha đều đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
“Đồng tiền liền khúc ruột”, thế nhưng “nạn nhân” lại gần như có phản ứng nào đáng kể nào. Không thể không đặt ra vấn đề về sự “đồng thuận” của ngay chính những người đang quản lý các nông trường cao su, mặc sức các công nhân cạo mủ.
Thực tế, theo tìm hiểu của chúng tôi, nói là các chủ đầu tư thực hiện dự án hoặc tham gia đầu tư vào dự án, nhưng gần như chỉ tập trung vào một vài cá nhân, như bà Huỳnh Thị Kim Lưu và ông Huỳnh Văn Mạnh. Với mỗi dự án họ lại thành lập một công ty riêng, nhưng xuyên suốt vẫn là bóng dáng những “đại gia” quen mặt. Như tại tại Công ty TNHH thương mại và đầu tư Lộc Khang, bà Lưu làm giám đốc, ông Mạnh là người trực tiếp góp vốn, hay tại Công ty Phú Gia, bà Lưu và ông Mạnh cũng đều có cổ phần.
KCN Long Đức nằm liền kề doanh trại thuộc Trường sỹ quan Tăng thiết giáp I. Theo ông Bùi Đình Vinh, Phó bí thư Đảng ủy xã An Phước, khoảng cách giữa doanh trại quan đội với KCN chỉ là một bờ tường rào. KCN Long Đức nay đã được chuyển nhượng cho đối tác nước ngoài, như vậy, Long Thành làm nên một tiền lệ đáng quan ngại, khi cho phép nhà đầu tư ngoài “áp sát” cả đất quốc phòng? |
Còn bao nhiêu đất công “biến tướng”?
Sở hữu vị trí đắc địa, tại khu vực huyện Long Thành, có hàng loạt dự án đang được các xúc tiến đầu tư. “Phần bánh” mà các chủ đầu tư nhắm đến chính là những khu vực đất công đang trồng điều hay trồng cao su…tại.Trong đó, tháng 3/2012 UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 Khu trung tâm thương mại dịch vụ và dân cư tại xã Long Đức. Tổng diện tích dự án là 82,77 ha và có nguồn gốc là đất trồng cao su của Nông trường cao su Long Thành. Chủ đầu tư dự án, không ai khác, cũng chính là một DN do bà Lưu điều hành - Công ty CP Lộc Thịnh.
Theo ông Phùng Văn Thành, cán bộ địa chính xã Long Đức thì đây hoàn toàn là đất công nên đến nay ngay xã cũng không hề biết được giá đền bù của dự án là bao nhiêu. Theo vị này, câu trả lời có lẽ chỉ có thể đến tìm hiểu tại Công ty CP Lộc Thịnh và Nông trường cao su Long Thành, vì giá cả đền bù GPMB do “hai bên đó tự thoả thuận”.
Điều không minh bạch ở đây, đó là, từ một hợp đồng riêng, người ta sao có thể “hô biến” trót lọt gần một ha đất công? Trong khi “đầu vào” chỉ một số người biết, thì đầu ra ai cũng rõ: Khu trung tâm thương mại dịch vụ và dân cư được đánh giá là đất “vàng” tại Long Thành khi toàn bộ khu đất nằm ngay “mũi tàu”, đi vào Trung tâm thị trấn Long Thành và được bao bọc bởi hai bên tuyến quốc lộ 51 từ Tp.HCM đi Vũng Tàu và ngược lại.
Với quá nhiều sự không rõ ràng, cuối cùng thì thì hàng trăm ha đất công và lợi nhuận lên đến hàng trăm tỷ đồng sẽ “chảy” về đâu? Mới đây nhất, dư luận đang đặc biệt quan tâm đến thông tin một DN có tên gọi là Công ty CP đầu tư Đức Hạnh đang tiến hành thủ tục xin phép đầu tư KCN có diện tích lên đến 330ha và đất được nhắm đến cũng chính là rừng cao su tại xã Long Đức. Trong “cơn lốc” xóa sổ rừng cao su bằng những đủ loại các dự án kinh doanh này, khó ai mà biết sẽ còn bao nhiêu đất công “biến tấu”?.
(Theo PLVN)
- 0
- By Admin
- 16/07/2012
- 17