Lập quy hoạch xây dựng và phát triển các khu đô thị mới - Góc nhìn từ công tác hoạch định chính sách
Cho đến nay số lượng các Khu đô thị mới hình thành đã khá nhiều tuy nhiên một khu đô thị mới để thực sự là một kiểu mẫu, một khu đô thị chuẩn mực cho sự phát triển của các khu đô thị mới khác thật sự chưa nhiều. Ngay cả các khu đô thị cao cấp đã có một số thành công bước đầu về thay đổi môi trường, không gian sống như Phú Mỹ Hưng (TP Hồ Chí Minh) hay Cipurtra (Hà Nội)... có phải là một mẫu hình cho việc lập quy hoạch chi tiết một khu đô thị mới hay không vẫn còn là điều đang bàn luận. Nhiều khu đô thị mới hình thành tại các thành phố lớn vẫn chỉ là đáp án tức thời cho bài tóan tăng quỹ đất nhà ở, còn việc tạo một “môi trường sống thực sự” theo đúng nghĩa thì hòan tòan chưa thể đáp ứng nổi, thậm chí một số khu đô thị còn là một bước thụt lùi về tiêu chuẩn ở đặc biệt là chất lượng hạ tầng và dịch vụ đô thị. Điều này đã được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh. Do vậy việc nhìn nhận lại công tác lập quy hoạch các khu đô thị mới và sự cấp thiết của đổi mới nội dung và phuơng pháp lập quy hoạch các khu đô thị mới là điều đáng bàn. Có thể nói công tác lập quy hoạch các khu đô thị mới còn có một số bất cập sau:
Về hệ thống văn bản pháp quy:
Vai trò của Luật Xây dựng, Nghị định 08/2005/NĐ-CP, Nghị định 02/2006/NĐ-CP, các Thông tư huớng dẫn thi hành, hệ thống các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành... là cực kỳ quan trọng. Cho đến nay các văn bảo pháp quy này đã đạt được nhiều hiệu quả trong việc hỗ trợ hình thành các khu đô thị mới trên khắp cả nước. Tuy nhiên sau nhiều năm áp dụng vào thực tế cũng nảy sinh một số ván đề chưa phù hợp
Luật Xây dựng trong đó có Chương II về Quy hoạch xây dựng mà đối tượng điều tiết chính là Vùng phát triển đô thị, các đô thị, các khu dân cư, các khu chức năng khác tuy nhiên sự phát triển của các Vùng đô thị, Khu đô thị, khu dân cư lại chịu tác động của Quy hoạch sử dụng đất đai của Ngành Tài Nguyên, quy hoạch về sản xuất nông nghiệp của Ngành Nông nghiệp v.v. Điều này gây sự chồng chéo trong việc lên kế hoạch, quy hoạch, hoạch định chính sách cho cùng một đơn vị lãnh thổ, gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành.
Vai trò của Luật Xây dựng, Nghị định 08/2005/NĐ-CP, Nghị định 02/2006/NĐ-CP, các Thông tư huớng dẫn thi hành, hệ thống các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành... là cực kỳ quan trọng. Cho đến nay các văn bảo pháp quy này đã đạt được nhiều hiệu quả trong việc hỗ trợ hình thành các khu đô thị mới trên khắp cả nước. Tuy nhiên sau nhiều năm áp dụng vào thực tế cũng nảy sinh một số ván đề chưa phù hợp
Luật Xây dựng trong đó có Chương II về Quy hoạch xây dựng mà đối tượng điều tiết chính là Vùng phát triển đô thị, các đô thị, các khu dân cư, các khu chức năng khác tuy nhiên sự phát triển của các Vùng đô thị, Khu đô thị, khu dân cư lại chịu tác động của Quy hoạch sử dụng đất đai của Ngành Tài Nguyên, quy hoạch về sản xuất nông nghiệp của Ngành Nông nghiệp v.v. Điều này gây sự chồng chéo trong việc lên kế hoạch, quy hoạch, hoạch định chính sách cho cùng một đơn vị lãnh thổ, gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành.
Các văn bản dưới Luật Xây dựng như Nghị định, Thông tư.... nhằm mục đích hướng dẫn, thực thi Luật Xây dựng tại một số chương mục còn quá chi tiết dẫn đến máy móc trong cách áp dụng, vận dụng. Đối với công tác nghiên cứu lập quy hoạch điều này hạn chế sáng tạo, vận dụng các tư tưởng mới, cách tư duy mới vào quy hoạch. Đối với nhà quản lý điều này tạo một quy trình thẩm định, sóat xét, phê duyệt rập khuôn khó có thể hỗ trợ hình thành một diện mạo đô thị mới năng động, hiệu quả.
Một số Quy chuẩn, Tiêu chuẩn ngành được áp dụng đến nay đã không còn phù hợp với yếu cầu phát triển mới. Các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn cho quy hoạch đô thị như TCVN 4449 - 1987 Quy hoạch đô thị; Quy chuẩn xây dựng 1996 - Tập 1 về Quy hoạch đô thị cho đến nay đã hơn 10 năm thậm chí 20 năm do vậy một số các chỉ tiêu, các tiêu chí đã trở nên lạc hậu khó có thể áp dụng. Một số vấn đề trong đô thị như Thông tin liên lạc, viễn thông, sử dụng năng lượng tiết kiệm, cây xanh, nghĩa trang và an táng, hệ thống công trình ngầm đô thị... đều chưa được đưa đầy đủ và Quy chuẩn, Tiêu chuẩn nên công tác lập, phê duyệt và quản lý theo quy hoạch gặp nhiều lúng túng đặc biệt là với các đô thị có yêu cầu cao về hạ tầng với các yếu tố đầu tư của vốn nước ngòai. Hy vọng rằng Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng vừa được Bộ Xây dựng ban hành ngày 3/4/2008 sẽ giải quyết được một phần quan trọng các bất cập nêu trên.
Trong thời gian tới đây việc ra đời Luật Quy hoạch đô thị nhằm Pháp lý hóa cao nhất công tác Quy hoạch phát triển triển đô thị, bổ xung những vấn đề còn thiếu, điều tiết những vấn đề bất cập trong công tác Quy hoạch và phát triển đô thị là rất cần thiết. Trên cơ sở Luật Quy hoạch đô thị hệ thống các văn bản pháp quy khác sẽ dần điều chỉnh và tiến tới hòan thiện một khung pháp lý hỗ trợ tốt nhất cho công tác phát triển đô thị, kích thích sự phát triển đô thị bằng nhiều nguồn lực, đảm bảo kiểm sóat kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng đô thị và bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững.
Về quy trình lập và phê duyệt quy hoạch các khu đô thị mới:
Quy trình lập và phê duyệt các khu đô thị mới hiện nay về cơ bản là khá chặt chẽ, là một phần trong bộ khung hỗ trợ quản lý phát triển đô thị. Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy chính quy trình này khiến nhiều dự án không bắt kịp thời cơ phát triển. Nhà nước quản lý bộ khung Đô thị thông qua Quy hoạch Vùng, Quy hoạch Chung và Quy hoạch chi tiết 1/2000. Các tổ chức kinh tế phát triển các dự án đô thị mới thông qua lập Quy hoạch chi tiết 1/500 dưới sự điều tiết của các quy hoạch trên.
Quy trình lập và phê duyệt các khu đô thị mới hiện nay về cơ bản là khá chặt chẽ, là một phần trong bộ khung hỗ trợ quản lý phát triển đô thị. Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy chính quy trình này khiến nhiều dự án không bắt kịp thời cơ phát triển. Nhà nước quản lý bộ khung Đô thị thông qua Quy hoạch Vùng, Quy hoạch Chung và Quy hoạch chi tiết 1/2000. Các tổ chức kinh tế phát triển các dự án đô thị mới thông qua lập Quy hoạch chi tiết 1/500 dưới sự điều tiết của các quy hoạch trên.
Tuy nhiên, nhu cầu thực tế là luôn đa dạng và đầy biến động. Các chủ đầu tư khu đô thị mới không thể chờ đợi các Quy hoạch Vùng, Quy hoạch chung, Quy hoạch chi tiết ra đời đầy đủ rồi mới xây dựng kế hoạch phát triển đô thị cho riêng mình. Vì vậy các đô thị không xuất hiện trong kế hoạch phát triển đô thị của vùng tạm gọi là đô thị “Tự phát” ra đời. Xét về chất lượng bên trong đô thị hầu hết các chủ đầu tư đều cố gắng để đô thị có nhiều ưu thế và môi trường sống tốt nhằm thu hút thị trường, nhưng nếu nhìn một cách rộng hơn thì chính sự phát triển tự phát ấy lại tạo “sức ép” không tốt đến các khu vực xung quanh đặc biệt là đến hạ tầng bên ngòai đô thị và các khu dân cư nông nghiệp kế cận.
Việc ra đời khu đô thị mới một cách “tự phát” ấy có thể khiến bức tranh đô thị trên một vùng lãnh thổ trở nên “nham nhở” “manh mún” do vậy khó có thể tạo nên một hình ảnh đô thị thật sự đẹp, thật sự có phong cách.
Dừng các dự án đô thị kiểu “Tự phát” lại là điều duy ý trí và đi ngược với xu thế thị trường, đi ngược lại với các chính sách khuyến khích và thu hút vốn đầu tư. Do vậy việc cải tiến quy trình, quy định và các nội dung quản lý đô thị sao cho phát huy tối đa tính năng động, thích ứng của chính sách, xác định bộ khung cứng về hạ tầng và các khu vực có vai trò quan trọng và tạo kế hoạch mở để thu hút vốn đầu tư phát triển các khu đô thị mới từ nhiều nguồn vốn ngòai ngân sách.
Về nội dung, phương pháp lập và các sản phẩm quy hoạch khu đô thị mới:
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, mô hình kinh tế xã hội cũng có nhiều thay đổi. Trong khi đó phương pháp quy hoạch các khu đô thị mới cho đến nay vẫn còn tồn tại phần nào tính chất của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Các quy hoạch đôi khi còn quá cứng nhắc. Đến khi được phê duyệt các khu đô thị này trở nên thiếu linh hoạt trong hút vốn đầu tư. Trong khi các sản phẩm quy hoạch của các nước phát triển rất nhiều các chức năng mang tính “Mở”, các khu vực được gọi là “Mix used” thì nhiều sản phẩm quy hoạch của Việt Nam lại được đóng khung quy định tính chất khu đất và khi đồ án được phê duyệt thì trở thành pháp lý. Việc chuyển đổi chức năng lại yêu cầu một động thái khác như điều chỉnh cục bộ chức năng hay điều chỉnh quy hoạch chi tiết v.v.
Do vậy xu hướng tư duy quy hoạch mới, sản phẩm quy hoạch mới hơn bao giờ hết cần sớm được đưa vào các văn bản pháp luật, các hướng dẫn, tư duy mới cần đưa vào từ trong phương pháp giảng dạy đào tạo tại các trường đại học và cuối cùng được thể hiện trong các đồ án quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu mới, tránh việc phủ nhận các kết quả có giá trị thật sự của Ngành trong suốt hơn 50 năm qua.
Một trong những điều kiện tiên quyết của việc đổi mới phương pháp luận quy hoạch đó là việc đưa các phương pháp quy hoạch mới cần xét trên bối cảnh kinh tế, luật pháp và trình độ phát triển của Việt Nam để chọn lọc có tính tóan cho phù hợp. Về bản chất phát triển đô thị và hạ tầng hiện nay tại Việt Nam phần lớn vẫn đang sử dụng nguồn Ngân sách do vậy việc sử dụng các ưu việt của phương pháp quy hoạch truyền thống còn rât nhiều giá trị. Nên chăng những tư duy hoặc phương pháp lập quy hoạch mới nên bắt đầu áp dụng tại các khu vực, các dự án có yếu tố đầu tư từ nguồn vốn ngòai ngân sách, các khu vực mang tính kinh doanh và thu lợi để từ đó rút kinh nghiệm dần hòan thiện để áp dụng rộng rãi cho các đô thị.
Về các sản phẩm quy hoạch, công nghệ thông tin hỗ trợ:
Ngòai phương pháp, tư duy lập quy hoạch ra các sản phẩm quy hoạch cũng trong yêu cầu cần đổi mới. Đã nhiều năm nay các bản vẽ, các thuyết minh quy hoạch tuy hàm chứa nhiều ý tưởng, các sáng tạo và công sức của các nhà chuyên môn nhưng cách thể hiện vẫn chưa tóat lên được các nội hàm đó. Các nội dung mang tính nghiên cứu, phân tích, đánh giá, đối chiếu, dự báo; Các kịch bản phát triển đô thị, các hình ảnh đô thị trong tương lai, các giải pháp kỹ thuật đều được thể hiện rất chung chung thông qua các bản vẽ đã quy định.
Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cơ bản hầu hết đã cũ và không được cập nhật thường xuyên. Viêc tra cứu, tryền tải và chia sẻ các thông tin cơ bản từ các nguồn trên Inter Net rất khó. Hệ thống GIS chưa được áp dụng sâu vào trong quy hoạch và quản lý quy hoạch. Các phần mềm áp dụng cho quy hoạch hầu hết mới dừng lại ở mức hỗ trợ phần thể hiện ý tưởng mà chưa hỗ trợ cho nghiên cứu, phân tích và quản lý sau quy hoạch.
Chúng ta đã tham gia một số cuộc thi quốc tế về ý tưởng quy hoạch đối với đồ án QHC và QHCT và cũng đã đạt các giải cao so với tư vấn nước ngoài. Song tiếc rằng khi làm thật tại các đồ án cụ thể trong nước thì sản phẩm lại trở nên “bình thường” mà mất hẳn những yếu tố phong phú, mạnh dạn, sáng tạo, lãng mạn như tại các cuộc thi. Phải chăng đã đến lúc tư duy mỗi một đồ án quy hoạch đều phải là một cuộc thi thật sự, là sản phẩm của sự sáng tạo, tìm tòi chứ không phải là một sản phẩm quen thuộc, sản xuất theo một quy trình quen thuộc, theo một đơn đặt hàng quen thuộc.
Đã đến thời điểm các tư duy, sáng tạo trên phải được đưa vào các bản vẽ, các sơ đồ, các bảng biểu, các đọan phim... Các phầm mềm và các thiết bị phần cứng phải được nâng cấp và trang bị để bắt kịp với công nghệ của thế giới để giảm bớt các lao động tính tóan thông thường.
Lời kết
Trong bối cảnh Việt Nam đang trong xu hướng đổi mới và hội nhập Quốc tế một cách sâu rộng. Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước, với nhiều tổ chức quốc tế... Việt Nam đã trở thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)... Việc hội nhập với quốc tế vừa là cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra những là thách thức lớn.
Những thay đổi này đòi hỏi đội ngũ các nhà làm quy hoạch Việt Nam cần phải mạnh dạn đổi mới từ tư duy, lý luận qui hoạch đến đổi mới phương pháp, quy trình công nghệ lập quy hoạch và đổi mới cả đến các sản phẩn của công tác quy hoạch sao cho Quy hoạch xây dựng của chúng ta phải đạt đến tầm của khu vực và xa hơn nữa là tầm quốc tế.
PGS. TS. Lưu Đức Hải
Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng
Theo Báo Xây dựng
Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng
Theo Báo Xây dựng
- 0
- By Admin
- 15/10/2008
- 17